Thứ Sáu | 15/03/2013 09:21

Thị trường chứng khoán mới nổi đứng ngoài xu hướng tăng toàn cầu

Dù thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục từ đầu năm nhưng thị trường chứng khoán các nước mới nổi vẫn không cải thiện.
Trong khi hứng thú với rủi ro hồi sinh đã kéo chứng khoán toàn cầu tăng 6% từ đầu năm nay, các thị trường mới nổi có vẻ đang chịu thiệt hại khi nhà đầu tư đổ tiền vào các thị trường phát triển, lớn hơn trong kỳ vọng cải thiện các điều kiện kinh tế.

Chỉ số MSCI Emerging Markets Index (MXEF) giảm 1,1% kể từ đầu năm nay, chủ yếu bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc và Ấn Độ giảm điểm - một sự tương phản rõ rệt với các thị trường phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản, lần lượt tăng 10% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mohammed Apabhai, người đứng đầu giao dịch châu Á tại Citigroup Global Markets cảnh báo các thị trường chứng khoán mới nổi có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, thêm một vấn đề lớn đằng sau những diễn biến của thị trường là điều kiện thanh khoản khác nhau.

Theo ông Apabhai, nếu xếp hạng thị trường dựa vào cung thanh khoản thì tại các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, thậm chí Úc, các ngân hàng trung ương đang bơm thanh khoản vào thị trường qua các chương trình nới lỏng tiền tệ, hứa hẹn hạ lãi suất. Lưu ý rằng có một mối tương quan 70% giữa tính thanh khoản và hiệu suất thị trường chứng khoán.

Ngược lại, với nguy cơ lạm phát cao trong các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, các ngân hàng trung ương bị giới hạn trong hỗ trợ mà họ có thể cung cấp thông qua các gói kích tích tiền tệ.

Ông Apabhai cho rằng, áp lực lạm phát mạnh mẽ tương đương với khả năng lãi suất cao hơn là nỗi lo ngại của các nhà đầu tư, thêm vào đó ông Apabhai cảnh giác nhất với thị trường chứng khoán Trung Quốc và Ấn Độ lúc này.

Mark Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu, châu Á tại Julius Baer cho biết, hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đang trở thành mối lo ngại. GDP của Ấn Độ giảm 4,5% trong quý IV/2012, mức thấp nhất từ năm 2009.

Ông nói thêm rằng trong khi tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế mới nổi nhanh hơn các nước phát triển thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng không tăng cao hơn.

Cổ phiếu Nhật Bản được dự kiến có tăng trưởng EPS mạnh nhất châu Á năm nay với mức tăng 40% nhờ sự cải thiện niềm tin, chi tiêu ngân sách và đồng yên giảm giá, so với mức tăng trưởng 13% của Ấn Độ và Trung Quốc, theo ông Matthews.

Catherine Yeung, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản toàn cầu Fidelity Worldwide cho biết, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trở lại thị trường chứng khoán vẫn còn lo lắng, do vậy cổ phiếu Mỹ là lựa chọn an toàn. Khi niềm tin của các nhà đầu tư tăng lên, dòng tiền sẽ chuyển từ Tây sang Đông.

Nguồn CNBC


Sự kiện