Thị trường biến động sau tuyên bố của Fed
Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 giảm 0,5% lúc 4h chiều tại Mỹ sau khi tăng kỷ lục phiên trước. Lãi suất Trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 2,7 điểm lên 2,53% sau khi đầu phiên giảm hơn 3 điểm. Giá vàng giảm 0,2% sau khi tăng hơn 1% trước đó. Chỉ số Dollar, theo dõi giá USD với 10 đồng tiền chính khác đảo chiều tăng 0,1%.
Giám đốc điều hành của BlackRock Inc Laurence D.Fink nhận định Fed có thể bắt đầu giảm dần chương trình kích thích kinh tế lớn kỷ lục này do lạm phát giá tài sản hiện nay là quá lớn. Ông nói: "chúng tôi thấy thị trường giống như bong bóng một lần nữa. Thị trường chứng khoán đã tăng quá nhanh."
Chỉ số S&P 500 tăng tới 161% kể từ khi còn đang trong thị trường đi xuống năm 2009. Nhu cầu các nhà đầu tư gia tăng lợi tức là nắm giữ rủi ro cao. Trái phiếu lãi suất cao cũng đã giảm xuống 444 điểm từ mức cao nhất năm 534 điểm trong tháng 6.
Lợi nhuận và kích thích kinh tế của Fed đã giúp S&P 500 tăng gần 24% trong năm nay, ghi nhận năm tăng mạnh nhất 1 thập kỷ. Trong số 314 doanh nghiệp thuộc chỉ số này công bố kết quả kinh doanh quý III có tới 75% lợi nhuận vượt dự báo chuyên gia và 53% doanh thu vượt kỳ vọng.
Chỉ số chứng khoán châu Âu Stoxx Europe 600 thay đổi nhẹ sau khi đầu phiên chạm mức cao nhất kể từ 2008. Chỉ số chứng khoán MSCI các thị trường mới nổi tăng 0,5%, phiên thứ 3 liên tiếp. Chỉ số này đã tăng 5,5% trong tháng 10, ghi nhận tháng đảo chiều tăng đầu tiên kể từ tháng 1.
Giá dầu thô WTI giảm 1,5% xuống thấp nhất 4 tuần sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố dự trữ xăng dầu nước này tăng 4,09 triệu thùng trong tuần trước. Chênh lệch giá dầu Brent và WTI nới rộng nhất gần 7 tháng.
Giá đồng tăng 1,4% lên 3,3255 USD/pound tại New York, tăng mạnh nhất kể từ 19/9 nhờ dấu hiệu nhu cầu tăng từ Trung Quốc, nước sử dụng nhiều kim loại nhất thế giới.
Chỉ số S&P GSCI theo dõi giá 24 hàng hóa nguyên liệu thay đổi nhẹ hôm nay và giảm 0,7% trong tháng 10, ghi nhận tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Nguồn Dân Việt/Bloomberg