Thế giới phản ứng trước Nghị quyết của HĐBA về Syria
Sau nhiều tuần ngoại giao căng thẳng, tại cuộc họp kín ngày hômqua, tất cả 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí bỏ phiếu thông qua nghịquyết yêu cầu tiêu hủy kho vũ khí của Syria. Văn kiện đưa ra dựa trên thỏa thuận đạt được hồi đầutháng này giữa Nga và Mỹ tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tạingoại ô thủ đô Damascus khiến gần 1.400 người thiệt mạng.
Tổng thống Syria al-Assad (ảnh: ITV) |
Phát biểu với báo chí sau cuộc bỏ phiếu, Tổng thư ký Liên Hợp QuốcBan Ki-moon đã bày tỏ hoan nghênh và gọi đây là một Nghị quyết lịch sử.
"Đây là một ngày lịch sử. Như tôi đã nói, việc sử dụng vũ khí hóahọc tại Syria cần một câu trả lời đoàn kết, mạnh mẽ và có tính quyết định," ông Ban nói. "Cuối cùngcộng đồng quốc tế cũng làm được điều này. Tôi vui mừng vì Hội đồng Bảo an Liên hợp quộc đã đạt đượcsự nhất trí để thông qua một nghị quyết quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua về vũ khí hóahọc. Tôi hoan nghênh kết quả này và Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ theo mọi cách có thể."
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi đây là "một thắng lợilớn" đối với cộng đồng quốc tế: "Đây là điều mà chúng ta đã chờ đợi từ lâu và là chiến thắng lớnđối với cộng đồng quốc tế. Văn kiện đạt được, cũng như kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học làmột sự ràng buộc về mặt pháp lý và là một bước tiến đáng kể."
Về phần mình, Chính phủ Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quá trình tiêuhủy vũ khí hóa học tại Syria và giám sát các kho vũ khí, song bác bỏ đưa một phần số vũ khí nàysang Nga để tiêu hủy.
Chính quyền Syria, mục tiêu chính của nghị quyết, cũng hoan nghênhkết quả cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, đồng thời khẳng định nó đã giải tỏa đượcnhững longại lâu nay của nước này. Đại sứ Syria tại Liên Hợp Bashar Ja'afari nói: "Đây là Nghị quyết mà tấtcả các quốc gia đều trông đợi. Điều duy nhất tôi có thể nói lúc này là việc thông qua Nghị quyết đãgiải tỏa được hầu hết những lo ngại của chính phủ Syria. Chính phủ Syria cũng đã nỗ lực bày tỏnhững lo ngại như thế này kể từ khi khủng hoảng bùng phát."
Theo các nhà phân tích, việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đạt đượcđồng thuận về vấn đề Syria giúp mang lại cơ hội lớn cho việc tìm ra một giải pháp nhằm chấm dứthoàn toàn cuộc xung đột hiện nay.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên và cộng đồng quốc tế cầnphải tiếp tục các nỗ lực, bởi văn kiện đạt được ngày 27/9 mới chỉ đề cập khả năng Hội đồng Bảo anLiên Hợp Quốc áp đặt các trừng phạt đối với với chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nếu kếhoạch giải giáp vũ khí hóa học không được tôn trọng, chứ không nêu chi tiết các biện pháp có thểđược đưa ra cũng như không áp đặt các trừng phạt tự động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trongtrường hợp vi phạm cam kết, cần phải có một nghị quyết thứ 2. Và khi đó, nếu chính quyền Syria, cácphe phái đối lập và cộng đồng quốc tế không có những nỗ lực thực sự, thì mọi chuyện hoàn toàn cóthể quay lại điểm xuất phát.
Nguồn VOV News