Trong số 315 nghìn tỉ USD nợ, nợ hộ gia đình, bao gồm thế chấp, thẻ tín dụng và nợ sinh viên, chiếm 59,1 nghìn tỉ USD. Ảnh: CNBC.
Thế giới đang chìm trong núi nợ 315 nghìn tỉ USD
Đây là làn sóng nợ lớn nhất, nhanh nhất và lan rộng nhất từ sau Thế chiến II, xảy ra cùng lúc với đại dịch COVID-19.
Báo cáo từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) là dấu hiệu cho thấy, lần tăng thứ hai liên tiếp theo quý và chủ yếu do các thị trường mới nổi thúc đẩy, nơi mức nợ đã tăng lên một con số chưa từng có, vượt qua mốc 105 nghìn tỉ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với 55 nghìn tỉ USD một thập kỷ trước đó.
Khoàng 2/3 trong tổng số nợ 315 nghìn tỉ USD bắt nguồn từ các nền kinh tế phát triển, với Nhật Bản và Mỹ chiếm phần nhiều nhất vào số nợ này. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ so với GDP của các nền kinh tế phát triển, một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của một quốc gia, đang có xu hướng giảm.
Ngược lại, các thị trường mới nổi đang nắm giữ 105 nghìn tỉ USD nợ, nhưng tỉ lệ nợ so với GDP của họ đã đạt mức cao kỷ lục là 257%, đẩy tỉ lệ tổng thể lên mức cao nhất trong ba năm qua. Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico là những quốc gia chiếm phần lớn nhất, theo báo cáo.
IIF xác định lạm phát dai dẳng, căng thẳng thương mại gia tăng và xung đột địa chính trị là những yếu tố có thể tạo ra rủi ro đáng kể cho động lực của khoản nợ, gây áp lực tăng lên chi phí vốn toàn cầu.
“Mặc dù tình hình tài chính của các hộ gia đình tạo ra lớp đệm chống lại tình trạng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách chính phủ vẫn cao hơn mức trước đại dịch”, báo cáo IIF cho biết.
Trong số 315 nghìn tỉ USD nợ, nợ hộ gia đình, bao gồm thế chấp, thẻ tín dụng và nợ sinh viên, chiếm 59,1 nghìn tỉ USD.
Nợ của doanh nghiệp, mà các công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động và tăng trưởng của mình, đạt 164,5 nghìn tỉ USD, trong đó khu vực tài chính đóng góp 70,4 nghìn tỉ USD. Còn lại là nợ công, với số liệu là 91,4 nghìn tỉ USD.
Có thể bạn quan tâm:
Người tiêu dùng Mỹ vẫn đang chật vật với lạm phát
Nguồn CNBC