Có hơn 220 ứng viên vaccine tiềm năng đang được phát triển trên toàn thế giới. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.

 
Phùng Mỹ Thứ Hai | 13/07/2020 08:30

Thế giới chung tay phát triển vaccine COVID-19

Châu Á đang tích cực đóng góp nhằm chống lại đại dịch.

Thế giới rất cần một loại vaccine chống lại virus Corona. Nếu không có nó, dân số thế giới sẽ phải đối mặt với mối đe dọa liên tục của sự bùng nổ COVID-19. Điều này khiến các quốc gia bị phong tỏa liên tục và có nguy cơ thiệt hại kinh tế và xã hội khủng khiếp.

Nhóm các nhà khoa học trên khắp thế giới đang làm việc với tốc độ kỷ lục để thử và tiêm vaccine vào năm 2021. Nguồn ảnh: Reuters.
Nhóm các nhà khoa học trên khắp thế giới đang làm việc với tốc độ kỷ lục để thử và tiêm vaccine vào năm 2021. Nguồn ảnh: Reuters.

Tuy vậy, đâu đó vẫn tồn tại một sự lạc quan đáng chú ý. Các nhà khoa học trên thế giới đang làm việc với tốc độ kỷ lục để thử và tiêm vaccine vào năm 2021. Điều này nhanh hơn so với mốc thời gian truyền thống để phát triển vaccine. Đây là một thách thức khoa học lớn. Nó đòi hỏi mức độ hợp tác chưa từng có giữa các chính phủ, công ty tư nhân, cơ quan quản lý và các tổ chức quốc tế.

Châu Á có một vai trò quan trọng. Một số nước châu Á bao gồm cả Nhật Bản, đang đóng góp cho nỗ lực phát triển vaccine. Nỗ lực này thể hiện thông qua tài trợ của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển, những nỗ lực trực tiếp của các công ty dược phẩm và việc chia sẻ chuyên môn khoa học từ các trường đại học và viện quốc gia.

Điển hình là Đại học Osaka và công ty dược phẩm AnGes, khi họ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về vaccine COVID-19 tại Nhật Bản.

Sự hợp tác này ngày càng nhận được nhiều hỗ trợ. Cả nhóm G 7 và G 20 đều kêu gọi tăng cường các hệ thống y tế và các bước khẩn cấp được thực hiện để đẩy nhanh công tác vaccine. Trước tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng lớn nhất trong thế kỷ này, chúng ta cần khẩn trương xây dựng động lực và tài trợ an toàn để hỗ trợ tăng tốc phát triển vaccine.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đóng góp đáng kể về tài chính và kỹ thuật cho nỗ lực này. Nhật Bản - nhà lãnh đạo trong các sáng kiến y tế toàn cầu là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào CEPI. CEPI tập hợp các đối tác từ khắp nơi trên thế giới trong một nỗ lực chung quan trọng nhằm thúc đẩy nghiên cứu phát triển vaccine chống lại COVID-19.

Tiến sĩ Richard Hatchett là Giám đốc điều hành của CEPI - Liên hiệp đổi mới phòng chống dịch bệnh. CEPI là sự hợp tác của các tổ chức xã hội công cộng, dân sự, tư nhân, từ thiện nhằm tài trợ và điều phối việc phát triển vaccine chống lại các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện.

Ông Richard Hatchett - Giám đốc điều hành CEPI chia sẻ: “Thế giới trong thế kỷ 21 cần loại quan hệ đối tác công-tư này, nơi mỗi “diễn viên” quốc gia trong trường hợp khẩn cấp vaccine này đóng một vai trò riêng”. Nguồn ảnh: Diễn đàn kinh tế thế giới.
Ông Richard Hatchett - Giám đốc điều hành CEPI chia sẻ: “Thế giới trong thế kỷ 21 cần loại quan hệ đối tác công-tư này, nơi mỗi “diễn viên” quốc gia trong trường hợp khẩn cấp vaccine này đóng một vai trò riêng”. Nguồn ảnh: Diễn đàn kinh tế thế giới.

Sự hỗ trợ của Nhật cho CEPI là công cụ trong việc đặt nền móng cho phép Liên hiệp phản ứng nhanh chóng với COVID-19. Ngoài tài trợ của Nhật, CEPI đang thảo luận với chính phủ và các công ty Nhật về cách đầu tư vào công tác phòng chống đại dịch nhằm đóng góp cho các nỗ lực toàn cầu.

CEPI cũng đang hợp tác với Đại học Hồng Kông, Dược phẩm sinh học có trụ sở tại Trung Quốc và Đại học Queensland ở Úc để phát triển vaccine chống COVID-19. Trong khi đó, Viện Y tế Quốc gia Hàn Quốc sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quan trọng đối với một loại vaccine khác do công ty công nghệ sinh học Mỹ Inovio tài trợ.

Vào cuối tháng 6, WHO đã công bố thêm thông tin chi tiết về Cơ sở tiếp cận toàn cầu vaccine COVID-19 hay còn gọi là COVAX.

COVAX nhằm mục đích phân phối công bằng vaccine COVID-19 cho mọi quốc gia. Chi phí dự kiến 18 tỉ USD cho 2 tỉ liều vaccine vào năm 2021 nhằm chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch như nhanh nhất có thể, cứu sống hàng triệu người và thay đổi triển vọng kinh tế của các nước. Đây có vẻ như là một cái giá quá nhỏ so với thiệt hại mà thế giới đang phải gánh chịu về sản lượng kinh tế khoảng 350 tỉ USD mỗi tháng.

Một người tham gia thử nghiệm vaccine virus Corona của Đại học Oxford được tiêm bởi một nhân viên y tế tại Bệnh viện Baragwanath ở Soweto, Nam Phi, vào ngày 24.6. Nguồn ảnh: AFP.
Một người tham gia thử nghiệm vaccine virus Corona của Đại học Oxford được tiêm bởi một nhân viên y tế tại Bệnh viện Baragwanath ở Soweto, Nam Phi, vào ngày 24.6. Nguồn ảnh: AFP.

Thành công là điều chưa thực sự chắc chắn. Liệu có thể tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ thông qua tiêm chủng hay không. Tuy nhiên, tin tốt là có hơn 220 ứng cử viên vaccine tiềm năng đang được phát triển trên toàn thế giới.

Các chính phủ trên toàn cầu cần đào sâu hơn để tài trợ cho các yếu tố chính trong phát triển vaccine, bao gồm cả việc chấp nhận rủi ro đầu tư vào sản xuất.

Đồng thời, các công ty dược phẩm tư nhân - từ các doanh nghiệp công nghệ sinh học nhỏ đến các đại gia dược phẩm - cần tiếp tục hợp tác theo những cách mới, thống nhất trong nỗ lực chung để ngăn chặn COVID-19.

Các cơ quan quản lý cũng phải thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt nhằm thu hẹp thời gian phê duyệt, mà không làm mất đi tính an toàn và hiệu quả. Chúng ta không có thời gian để mỗi cơ quan quản lý đặt ra các yêu cầu riêng và tiến hành đánh giá độc lập.

Các nhà khoa học đang hợp tác nhằm chống lại loại virus chưa từng được biết đến này ở quy mô chưa từng thấy trước đây trong thời bình. Sự cống hiến và hợp tác đặc biệt của họ phải được kết hợp bởi sự hợp tác quốc tế. Điều này nhằm cung cấp nguồn tài chính cần thiết và tập hợp các nguồn lực giúp chúng ta có cơ hội tốt nhất để chấm dứt đại dịch này mãi mãi.

Nguồn Nikkei Asian Review