Thập kỷ giảm phát của Nhật Bản sắp kết thúc
Kể từ đầu năm, nhân dân tệ tăng 5,2% so với đồng yên và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Điều này khiến hàng hóa của Trung Quốc đắt đỏ hơn, trong khi hàng Nhật Bản rẻ hơn, và rõ ràng, sức cạnh tranh của hàng Nhật Bản sẽ tăng và dễ tiêu thụ hơn ở Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc trở thành thị trường nước ngoài lớn nhất của Nhật Bản từ năm 2009.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tháng trước cho biết, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách khuyến khích tiêu dùng trong nước thay vì phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu. Sự chuyển biến chính sách này sẽ có lợi cho Nhật Bản trong việc tận dụng tối đa công suất của các nhà máy, tạo hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ giảm phát.
Cũng theo ông Kiuchi, nhân tố khác khiến Nhật Bản bắt đầu lạm phát đó là giá dầu tăng, thuế quan và tiêu dùng hộ gia đình đều tăng trước thời hạn tăng thuế kinh doanh vào năm 2014 và 2015 của chính phủ nước này.
Không chỉ ông Kiuchi mà cả các nhà đầu tư cũng cho rằng, lạm phát Nhật Bản bắt đầu tăng và mạnh nhất nhóm G7 (trừ Canada).
Lạm phát tháng 2 vừa qua không tính giá lương thực của Nhật Bản bất ngờ tăng 0,1%, lần đầu tiên trong 5 tháng. Kể từ năm 1998 đến nay, chỉ số giá của Nhật Bản giảm 42 trong tổng số 56 quý khiến Nhật Bản rơi vào thập kỷ giảm phát.
Nguồn Bloomberg/DVT