Thứ Tư | 25/09/2013 13:01

Thao túng tiền tệ có thể cản trở Hiệp định TPP

Đa số thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu tổng thống Barack Obama đưa ra chủ đề thao túng tiền tệ trở thành một phần trong đàm phán TPP.

60 trong100 thượng nghĩ sĩ của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa hôm qua 24/9 đã gửi một lá thư tới ôngMike Froman, đại diện thương mại Mỹ, và Jack Lew, bộ trưởng Bộ Tài chính, đòi họđấu tranh cho các phương pháp điều tiết tiền tệ tại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các thỏa thuận thương mại tương lai.

Yêu sách này có thể dựngnên một rào cản cho các cuộc thương thuyết khi đã ở giai đoạn cuối.

Mặc dù nội dung lá thư không đề cậptrực tiếp đến Nhật Bản, nhưng nó thể hiện sự phẫn nộ của Quốc hội và các nhàsản xuất Mỹ, đặc biệt là các hãng xe hơi trước việc giảm đồng yên giảm giá do chính sách kinh tế mới của thủ tướng Shinzo Abe.

“Thao túng tiền tệ có thể hủy hoại hoặclàm giảm các lợi ích của thỏa thuận thương mại tự do đồng thời tác động tiêu cựcđến các công ty và người lao động Mỹ”, các nghị sĩ đệ trình, đứng đầu là ôngDebbie Stabenow, thành viên Đảng Dân chủ ở bang Michigan và Lindsey Graham, thànhviên Đảng Cộng hòa ở bang Nam Carolina.

“Khi Mỹ thỏa thuận hiệp định TPP vàtất cả các thỏa thuận thương mại tự do trong tương lai, chúng tôi yêu cầu ngàiTổng thống đề cập đến các nguyên tắc thao túng ngoại tệ bắt buộc để đảm bảonhững thỏa thuận này đạt tiêu chuẩn cao mà quốc gia, các công ty và quyền củangười lao động xứng đáng được hưởng”, ý kiến trong thư đệ trình của các nghị sĩ nhấn mạnh.

Cho tới nay, chính quyền Obama vẫn từ chối thảo luận vấn đề tiền tệ ở TPP, ngay cả sau khi đa sốthành viên hai Đảng trong Hạ viện gửi đi một lá thư tương tự vào tháng 6.

Song nếu chính phủ nhượng bộ trướcáp lực của Quốc hội, động thái này sẽ làm Nhật Bản phật lòng, từ đó tạo ra mộtbức vách ngăn cách trong các cuộc đàm phán. Bộ trưởng thương mại và các nhà đàmphán từ 12 quốc gia khu vực Thái Bình Dương gồm Mexico, Úc, Canada, Chile vàViệt Nam đã và đang hi vọng đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay.

Nếu Mỹ theo đuổi việc đàm phán các chính sách điềutiết tiền tệ trong TPP thì có thể sẽ dấy lên làn sóng chỉ trích của quốc tế vì ngânhàng trưng ương Mỹ (Fed) đã áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, ấn định tỷ lệlãi suất siêu thấp và mua trái phiếu chính phủ. Chỉ tuần trước, Fed cho biếtvẫn tiếp tục giữ nguyên chương trình mua trái phiếu khi đà phục hồi kinh tế còn mong manh. Các đại diện đàm phán từ Mỹ khó lên tiếng về vấn đề tiền tệ trongTPP bởi Hiệp định không có mối liên hệ nào với Fed.

Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ, ông TomDanahue phản ứng trước lá thư của các Thượng nghĩ sĩ: “chúng tôi đã phát hếtsức cẩn trọng để không đưa vào các thỏa thuận thương mại từ lâu đã có tầm ảnhhưởng của các ngân hàng trung ương và thị trường.”

Trong hơn một thập kỷ qua, sự tứcgiận của Quốc hội lên, xuống như thủy triều và chủ yếu hướng vào Trung Quốc vì nước này đã không nâng giá nhân dân tệ với tốc độ nhanh hơn. Cả Hạ viện và Thượng viện đều cố gắng một cách vô ích để gia tăng sứép cho chính quyền Bush và Obama hòng gắn mác “thao túng tiền tệ” cho Trung Quốc.Một năm gần đây, Quốc hội đã hướng sự tập trung vào chính sách tiền tệ của HànQuốc, và đặc biệt là Nhật Bản.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện