Dữ liệu cho thấy việc tăng giá không làm giảm doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ trong vài năm qua. Ảnh: Getty Images.
"Thần tài" của ngành hàng xa xỉ
Thanh thiếu niên "phát triển sớm" sẽ trở thành những người mua hàng xa xỉ nhiều nhất vào năm 2030 khi nhân khẩu học của những người mua sắm trong lĩnh vực này ngày càng trẻ và giàu có hơn.
Theo Nghiên cứu về ngành hàng xa xỉ mới nhất của công ty tư vấn Bain & Company, Gen Y (những người sinh từ năm 1982 đến 1994, còn được gọi là millennials) và Gen Z (những người sinh từ giữa thập niên 90 đến giữa thập niên 00) chiếm toàn bộ sự tăng trưởng của thị trường hàng xa xỉ vào năm 2022.
Với việc Gen Z bị cuốn hút bởi những mặt hàng có giá trị cao kể từ năm 15 tuổi, và những người kế nhiệm họ là Thế hệ Alpha dự kiến cũng sẽ làm như vậy, thì thị trường hàng xa xỉ cá nhân sẽ tăng lên khoảng 540-580 tỉ euro vào cuối thập kỷ này, tăng từ 60% trở lên so với năm 2022.
Báo cáo cho biết thêm rằng “trong những năm tới, chi tiêu cho hàng xa xỉ của Gen Z và Gen Alpha sẽ tăng nhanh gấp 3 lần so với các thế hệ khác tính đến năm 2030, chiếm 1/3 thị trường.” Phân tích cho thấy những người trẻ tuổi hiện mua sắm hàng hóa cao cấp ở tuổi đời sớm hơn, thực hiện những giao dịch mua hàng với giá trị cao đầu tiên sớm hơn từ 3-5 năm so với những người thuộc thế hệ millennials.
Bà Claudia D'Arpizio, đối tác kiêm lãnh đạo bộ phận Thời trang và Hàng xa xỉ Toàn cầu của Bain, cho biết mặc dù có một lượng lớn người tiêu dùng đang bị cuốn hút, các thương hiệu xa xỉ vẫn sẽ phải đổi mới.
Các thương hiệu xa xỉ đang hướng tới giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi, đầu tư vào sự phát triển trong tương lai bất chấp những khó khăn trước mắt của tình hình kinh tế hiện tại. Dẫn đến lợi nhuận thấp hơn một chút trong toàn ngành khi các tổ chức tái đầu tư.
Bà Federica Levato, đối tác tại Bain & Company và là người đứng đầu bộ phận Thời trang và Hàng xa xỉ EMEA của công ty, cho biết thêm: “Từ giờ đến năm 2030, các thương hiệu xa xỉ sẽ cần tận dụng vị trí tiên phong về văn hóa và ưu điểm để vượt qua những thách thức phía trước và định hình thế giới. Ví dụ trước đây họ lấy người tiêu dùng làm trọng điểm, thì giờ đây họ phải giải quyết các ưu tiên mới: ESG, chuỗi sáng tạo, công nghệ và dữ liệu. Những lĩnh vực này rất giàu cơ hội cho các thương hiệu xa xỉ, vì vậy đầu tư cho sự phát triển trong tương lai là rất quan trọng.”
Theo Luxe Digital, đơn vị tổng hợp danh sách thời trang cao cấp, làm đẹp và các mặt hàng xa xỉ 'bền vững' (Hard luxury) như đồng hồ và trang sức, Gucci là thương hiệu thời trang phổ biến nhất trên mạng hiện tại.
Phần còn lại của danh sách - đã tính đến các yếu tố như giá trị thương hiệu, tỷ lệ tìm kiếm và số liệu phân tích từ mạng xã hội - Dior xếp ở vị trí số 2, tiếp theo là các thương hiệu thời trang như Chanel, Louis Vuitton và Hermes.
Các thương hiệu trang sức có thứ hạng thấp hơn trong danh sách, Rolex và Tiffany - cũng thuộc sở hữu của tập đoàn LVMH - chiếm vị trí thứ 6 và 7, tiếp theo đó lại là các nhãn hàng thời trang như Prada, Versace và Ralph Lauren lọt vào top 10.
Doanh số bán hàng xa xỉ bền vững, đồ da và quần áo dẫn đầu sự hồi sinh của thị trường hàng xa xỉ hậu đại dịch, chỉ riêng lạm phát đã dẫn đến mức tăng trưởng 60% của ngành, từ năm 2019 đến năm 2022.
Chẳng hạn như vào năm 2021, giá của Túi nắp gập cổ điển của Chanel đã tăng gấp ba lần. Vào tháng 1, nó được bán với giá 6.800 USD trước khi nhảy vọt lên 7.800 USD vào tháng 7. Đến tháng 11, chiếc túi này cán mốc là 8.800 USD.
Theo Women's Wear Daily , Louis Vuitton cũng đã tăng giá cho chiếc túi Pochette Accessoires Monogram Canvas nổi tiếng của mình, từ 630 USD vào đầu năm 2021 lên 1.050 USD một năm sau đó.
Có thể bạn quan tâm:
Đông Nam Á "giành" chỗ đứng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Nguồn Fortune