Tham vọng vùng cực của Trung Quốc
Tàu phá băng Trung Quốc đã thoát khỏi mắc kẹt ở Nam Cực saukhi giải cứu 52 thành viên tàu Nga, thể hiện sức mạnh và tính toán lâu dài củaTrung Quốc ở hai vùng cực.
Ở Bắc Cực, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc bao gồm việckhai thông “Tuyến đường Đông Bắc” sẽ là tuyến vận tải chính từ nước này lên CựcBắc xuống châu Âu qua Iceland, điểm đến xuất khẩu chính.
Ở Nam Cực, Bắc Kinh đã thực hiện 30 chuyến thăm dò và xây 3trạm nghiên cứu, trong đó có một trạm ở độ cao hơn 4.000m, tại một trong nhữngđỉnh băng cao nhất của lục địa.
Các chuyên gia nói giống như cuộc đua vào vũ trụ, chiến lượchai cực của Trung Quốc có mục tiêu dài hạn, nhắm tới tài nguyên và lãnh thổ thuđược vào nhiều thập kỷ, thậm chí là nửa thế kỷ sau.
Nam Cực đang bị cấm khai mỏ cho tới tận 2048 theo Hiệp ướcNam Cực. Nếu có thay đổi tình trạng của hiện tại, Trung Quốc đã đặt nền móng tốtđể tận dụng chúng.
Bắc Cực, mục tiêu vậntải và chính trị
Trung Quốc đã tiến hành 5 chuyến thăm dò Bắc Cực và đã đượccông nhận là quan sát viên ở Hội đồng Bắc Cực hồi tháng 5/2013. Họ sẽ có tiếngnói về các quyết định liên quan tới tương lai của vùng cực phía bắc.
Với băng Bắc Cực tan, Trung Quốc có thể hưởng lợi từ tuyến vậntải chạy dọc phía bắc khối lục địa Á-Âu rồi xuống phía nam qua Iceland, sau đólà châu Âu. Trung Quốc đã thực hiện nhiều động thái ngoại giao với Icelandtrong năm qua. Nếu tuyến Đông Bắc phát triển, Iceland sẽ là điểm trung chuyển vậntải quan trọng trong nhiều thập kỷ tới.
Tầu thương mại Trung Quốc thực hiện hành trình đầu tiên theotuyến đó trong tháng 8/2013.
Phát triển thương mại ở Bắc Cực khó mà tiến được trong vàithập kỷ tới nhưng Trung Quốc đã đi các bước chuẩn bị đầy đủ.
Thăm dò và khám pháNam Cực
Hiệp định Nam Cực 1959 coi cả lục địa này là khu bảo tồnkhoa học và cấm các hoạt động quân sự.
Trung Quốc đến muộn nên mãi tận 1983 mới ký hiệp ước. Nhưngtừ đó đến nay họ đã thu được các bước tiến đáng kể chỉ trong ba thập kỷ. Ba trạm nghiên cứu của họ ở Nam Cực là Trường Thành, Trung Sơn (Zhongsan) và Côn Luân (Kunlun).
Tàu phá băng Tuyết Long (Xue Long) đang trong hành trình 155ngày xây trạm nghiên cứu Trung Quốc thứ tư và thăm dò địa điểm cho trạm thứ nămthì được điều động đi cứu tàu Nga Akademik Shokalskiy tuần đầu năm mới 2014.
Trực thăng của tàu đã giải cứu 52 người, một thành công đượcbáo Trung Quốc Global Times coi là “tiến bộ chung của cả nước”.
Sau đó tàu Tuyết Long lại bị mắc kẹt, nhưng cuối cùng cũngphá băng thành công hôm thứ ba 7/1/2014.
Một tàu phá băng khác mạnh hơn có khả năng xuyên qua lớpbăng dày 1,5 mét đang được lắp ráp, dự kiến hoàn thành năm 2015, theo Tân HoaXã.
Ngân sách thám hiểm và thăm dò Nam Cực của Trung Quốc là 55triệu USD mỗi năm, theo ước tính của Đại học Canterbury New Zealand, đã tăng từmức 20 triệu USD từ một thập kỷ trước.
Hoa Kỳ có ngân sách đứng đầu 300 triệu USD mỗi năm cho chương trình Nam Cực.Ngân sách nhiều nước khác cũng vẫn hơn của Trung Quốc.
Argentina có 13 cơ sở trên lục địa này, thứ hai là 12 cơ sởcủa Nga. Hoa Kỳ chỉ có sáu.
Lo lắng về tranh chấplãnh thổ Nam Cực
Theo hiệp định Nam cực có giới hạn về việc tuyên bố thêm chủquyền lãnh thổ hoặc mở rộng lãnh thổ đã có.
Trung Quốc không có vùng đất chủ quyền ở Nam Cực.
Một số trạm của Trung Quốc đã nằm trong khoảng mở rộng củalãnh thổ Úc, với tổng diện tích 42% lục địa. Úc mở trạm Nam Cực đầu tiên năm1954. Vùng miền đông của lãnh thổ Nam Cực của Úc không có trạm nào
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trực tiếp nói về vấn đề tranhchấp lãnh thổ tiềm tàng trong tương lai. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oanh nói vớiphóng viên “Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế có thể làm việc cùng nhau đểcùng duy trì hòa bình và ổn định của Nam Cực.” Trung Quốc “ủng hộ việc khaithác hòa bình các tài nguyên Nam Cực vì lợi ích của phát triển bền vững củanhân loại.”