Thâm Quyến hiện là bến cảng bận rộn thứ 3 thế giới trong khi sàn chứng khoán ở thành phố này lớn thứ 22 toàn cầu. Nguồn: Los Angeles Times
Thâm Quyến: Mô hình thành phố tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Ưu ái đặc biệt, ví dụ điển hình
Trong suốt 40 năm qua, thành phố Thâm Quyến được coi như một ví dụ điển hình để các địa phương khác của Trung Quốc học theo. Người ta nói rằng, nếu Trung Quốc muốn đứng cùng vị trí với Mỹ về kinh tế, về công nghệ, Thâm Quyến chính là bệ đỡ.
40 năm trước, Thâm Quyến là một làng chài nghèo ở phía Nam Trung Quốc. Đến nay, đây là nơi ở của 12 triệu cư dân. Thâm Quyến có được ngày hôm nay là nhờ những chính sách ưu ái đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc.
Những doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Thâm Quyến, như cửa hàng McDonald's đầu tiên của Trung Quốc được mở tại đây. Các nhà máy bắt đầu mọc lên như nấm, sản xuất ra hàng loạt hàng tiêu dùng và đồ điện giá rẻ, có sức cạnh tranh.
Huawei, tập đoàn được báo chí truyền thông nhắc tới suốt những tuần qua, cũng là một sản phẩm từ cái nôi Thâm Quyến và được thành lập tại đây vào năm 1987 trước khi lên bệ phóng thành cái tên hàng đầu thế giới trong công nghệ 5G.
Sau các nhà máy, làn sóng những doanh nghiệp khởi nghiệp mảng công nghệ tràn vào thành phố tiềm năng này. Trí tuệ nhân tạo, robot và xe điện nằm trong những lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu.
Thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc từng là một làng chài nhỏ nằm cách Hồng Kông không xa. Ảnh: Xinhua/SCMP. |
Họ có những chính sách ưu đãi về thuế, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó đã tạo nên tất cả. Các hãng nước ngoài xuất hiện tràn ngập như Mc Donalds tại Trung Quốc. Các công xưởng mọc lên, sản xuất những mặt hàng điện tử, tiêu dùng giá rẻ. Phần lớn trong số đó chỉ gia công hàng loạt cho đến khi các nhà sản xuất nhận ra rằng lợi nhuận lớn không thể có chỉ bằng việc sao chép thuần túy, vì thế họ học cách gia tăng giá trị cho các thiết kế.
Những công ty khởi nghiệp công nghệ phát triển mạnh mẽ khi dễ dàng truy cập những chuỗi cung ứng toàn cầu. Những sáng tạo trong trí tuệ nhân tạo, người máy và máy móc điện tử không phải là câu chuyện tương lai. Nó đang diễn ra ngay lúc này, từ nhận diện khuôn mặt cho đến việc không dùng tiền mặt hay thẻ trong các siêu thị.
Những công nghệ này được chính phủ ủng hộ để chuyển đổi từ "Làm ra tại Trung Quốc/Made in China" thành "Sáng tạo tại Trung Quốc/Created in China".
Chắc chắn rằng, nhiều nước trên thế giới thận trọng trước sự nổi lên của Trung Quốc nhưng liệu nước này có phải là một thách thức thực sự đối với Mỹ hay không? Nếu điều đó xảy ra, Thâm Quyến, thành phố được xây dựng chỉ trong một thế hệ sẽ góp phần thúc đẩy điều đó.
Phòng thí nghiệm cho "điều thần kỳ"
Thâm Quyến hiện là bến cảng bận rộn thứ 3 thế giới trong khi sàn chứng khoán ở thành phố này lớn thứ 22 toàn cầu.
Một trong những động lực chính phía sau sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Thâm Quyến là hầu hết các công ty đặt ở thành phố này đều là các công ty tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, theo ông Qu Jian, Phó giám đốc Viện Phát triển Trung Quốc. Ông Qu nói những công ty như vậy thường có năng lực sáng tạo cao hơn và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, theo đó giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo và tiến trình tái cơ cấu công nghiệp ở Thâm Quyến diễn ra nhanh hơn ở các địa phương khác của Trung Quốc.
Tổng giá trị của 6 ngành công nghiệp chiến lược của Thâm Quyến, gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, năng lượng mới, viễn thông, văn hóa và giải trí, và vật liệu mới đã tăng 10,5% trong năm 2016, đạt 780 tỉ Nhân dân tệ, chiếm gần 40% GDP của thành phố.
Năm ngoái, Thâm Quyến đầu tư hơn 80 tỉ Nhân dân tệ vào R&D, tương đương 4% GDP, tỉ lệ cao nhất đối với bất kỳ thành phố nào ở Trung Quốc Từ năm 2013 đến nay, thành phố này phân bổ hơn 4% GDP hàng năm vào R&D, ngang với tỉ lệ của Hàn Quốc và Israel.
"Đại gia" công nghệ Trung Quốc Tencent hiện được coi là cổ phiếu quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. DJI - nhà sản xuất thiết bị bay không người lái (drone) lớn nhất thế giới - được sáng lập bởi Wang Tao, người từng theo học tại một trường đại học ở Hồng Kông.