Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) vừa công bố một báo cáo ngày 21/5 đưa ra nhận định trên. Báo cáo là một nghiên cứu đánh giá những nổ lực chống tham nhũngcủa 6 nước Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Báo cáo được công bốtại thủ đô Kathmandu của Nepal, trong bối cảnh đảng Quốc đại ở Ấn Độ bị dính líu một loạt các vụ bêbối tham nhũng trong thời gian 10 năm cầm quyền nên thất bại ở cuộc bầu cử Quốc hội vừaqua.
Nhiều cơ quan chống tham nhũng cần sự chấp thuận của chính phủ đểđược điều tra các trường hợp nghi ngờ tham nhũng. Trong nhiều trường hợp, những người nắm quyềnđang làm suy yếu chính phủ của họ. Các quan chức sử dụng các cơ quan chống tham nhũng để giải quyếtcác đối thủ chính trị của mình hoặc bảo vệ những người thuộc chung phe cánh.
Tại Nepal, người đứng đầu cơ quan quốc gia về chống tham nhũng đãphải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng và hiện là đối tượng của hàng loạt cuộc điều tra. Giámđốc Tổ chức minh bạch quốc tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Srirak Plipat cho rằng:"Khi nào các vụ án tham nhũng không được phơi bày ra công lý, khi đó các nhà lãnh đạo Nam Á vẫn cókhả năng tăng cường quyền lực của họ trong tương lai, mà không làm gì để giúp đỡ nửa tỉ người đangsống trong cảnh đói nghèo ở Nam Á".
Báo cáo cũng chỉ ra rằng luật pháp ở hầu hết các nước Nam Á khôngđủ mạnh để bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng. Những người tìm cách phơi bày các vụ thamnhũng ra ánh sáng thường phải đối mặt với nguy hiểm.
Nam Á được xem là một trong những khu vực có tình trạng thamnhũng phổ biến nhất thế giới. Nhiều vụ tham nhũng lớn liên quan đế các chính trị gia cao cấp vànhiều người dân cho biết họ bị buộc phải chi tiền bôi trơn.