Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số (DES) Thái Lan Chaiwut Thanakamanusorn.

 
Hoàng Kim Thứ Sáu | 24/02/2023 18:30

Thái Lan thừa nhận cấm thuốc lá điện tử không thành công

Mới đây, quan chức Thái Lan thừa nhận việc cấm thuốc lá điện tử nhiều năm qua đã không thể ngăn chặn sự hiện diện của sản phẩm này trên thị trường.

Đây là bài học điển hình cho nhiều quốc gia hiện đang hướng đến quy định cấm thuốc lá điện tử nói riêng và thuốc lá thế hệ mới nói chung.

Hệ lụy sau các lệnh cấm

Kể từ tháng 11/2014, Thái Lan ra lệnh cấm nhập khẩu, xuất khẩu, bán và sở hữu các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT). Nếu bị phát hiện, người sử dụng sẽ chịu mức phạt từ bị tịch thu đến phạt tiền, thậm chí ngồi tù 10 năm nếu bị kết án.

Tuy nhiên, nhiều du khách đến Thái Lan vẫn không biết đến điều luật này khi đi du lịch tự túc vì sản phẩm này vẫn đang hiện diện và giao dịch công khai, từ trực tiếp tại các điểm bán đến trực tuyến trên trang mạng.  Sự việc ồn ào mới đây được dư luận quan tâm khi một nhóm cảnh sát có hành vi tống tiền nữ diễn viên Đài Loan Hạ Lâm An vì quy chụp cô đang sở hữu TLĐT khi du lịch tại Thái.

Trước đó vài ngày, một cảnh sát tại đồn cảnh sát Pattaya đã bị tạm đình chỉ công tác trong khi chờ điều tra về việc tống tiền 30.000 baht (hơn 20 triệu đồng) từ một du khách Trung Quốc bị bắt quả tang mang theo TLĐT bất hợp pháp. Những sự việc kể trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch của quốc gia này, đồng thời cho thấy luật cấm TLĐT đã và đang tạo ra các hệ lụy, trong đó bao gồm tỷ lệ buôn lậu gia tăng, tham nhũng, hối lộ từ các viên chức của quốc gia này.

Cảnh sát Thái Lan thừa nhận đã tống tiền một du khách vì mang theo thuốc lá điện tử trong lúc nước này vẫn chờ có Luật để quản lý
Cảnh sát Thái Lan thừa nhận đã tống tiền một du khách vì mang theo thuốc lá điện tử trong lúc nước này vẫn chờ có Luật để quản lý

Sau sự việc trên, Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số (DES) Chaiwut Thanakamanusorn đã lên tiếng cho rằng Chính phủ Thái Lan nên hợp pháp hóa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM). Theo Bộ trưởng Chaiwut, việc này sẽ giúp loại bỏ tình trạng buôn lậu TLĐT vào Thái Lan cũng như ngăn chặn các vụ tống tiền liên quan đến việc sử dụng chúng. “Cấm hoàn toàn TLĐT không phải là giải pháp tốt nhất cho đất nước trong bối cảnh xã hội hiện nay,” ông Chaiwut khẳng định.

Tương tự, tại Singapore số liệu mới nhất từ Cơ quan Quản lý Sức khỏe (HSA) cho thấy số người vi phạm lệnh cấm sử dụng và sở hữu TLĐT trong năm 2022 tăng cao gấp 4 lần so với năm 2020.

Dù cho ban hành lệnh cấm TLĐT tại Thái Lan, Singapore hay thiếu vắng luật kiểm soát các mặt hàng này tại Việt Nam đều đang cho ra cùng một kết quả tiêu cực, đó là tạo ra các hệ lụy xấu trong xã hội và làm gia tăng tình trạng mất kiểm soát tại thị trường chợ đen. Đồng thời, tỉ lệ hút TLĐT cũng tăng cao ở giới trẻ. Thống kê cho thấy, năm 2015, tỉ lệ sử dụng TLĐT ở 34 tỉnh, thành chỉ khoảng 0,2%, nhưng đến nay đã tăng gấp 18 lần, lên khoảng 3,6%. Mặt khác, ngày càng có nhiều trường hợp bị phát hiện và bắt giữ do lợi dụng các sản phẩm này là vỏ bọc để tàng trữ và tiêu thụ ma túy.

Tại Việt Nam, trong tọa đàm "Phòng chống tác hại thuốc lá - Hành động mới từ góc nhìn toàn cầu" tháng 12 vừa qua, ông Vũ Đức Nam, Phó Trưởng phòng Công nghiệp thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đánh giá, việc chưa có cơ chế chính sách quản lý TLTHM ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế xã hội, nhất là thất thu nguồn ngân sách nhà nước. Tiếp đó, việc cấm đoán và chưa được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ và học sinh, sinh viên.

Cũng theo ông Nam, nếu chỉ đơn thuần cấm đoán mà không quản lý bằng luật TLTHM, sẽ ảnh hưởng đến cả công tác chống buôn lậu của lực lượng chức năng khi chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc nhập lậu; tạo lỗ hổng pháp lý khiến kẻ xấu lợi dụng, tham nhũng.

Và những lệnh cấm được thu hồi

Thế giới đã chứng kiến một số quốc gia từng ra lệnh cấm TLTHM nhưng sau đó đã thu hồi lệnh cấm này. Điển hình như Uruguay, quốc gia từng chống thuốc lá nghiệm ngặt, đã công nhận vai trò của các sản phẩm không khói và chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng (TLLN), một sản phẩm TLTHM. Trong sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm do Tổng thống và toàn thể nội các ký, chính phủ Uruguay công nhận rằng các sản phẩm thay thế cho thuốc lá điếu đốt cháy hiện đã được phát triển. Theo đó các sản phẩm này có tiềm năng góp phần vào nỗ lực giảm thiểu tác động của vấn nạn thuốc lá điếu. Tại Đài Loan, các nhà lập pháp đảo quốc này mới đây đã thông qua đề xuất sửa đổi Đạo luật Phòng chống tác hại thuốc lá, chính thức đưa các sản phẩm TLLN vào quản lý dưới luật hiện hành.

Trong khi đó ở Trung Quốc, thị trường TLĐT lớn nhất toàn cầu cũng đã chính thức đưa TLĐT này của Chính phủ Trung Quốc đã chính thức khép lại thời kỳ nằm ngoài vòng pháp luật của các sản phẩm TLTHM kể từ khi ngành hàng này trở nên phổ biến rộng rãi và đem lại nguồn lợi kinh doanh lớn cho thị trường tiêu thụ thuốc lá đứng nhất nhì toàn cầu này.

Tại Đông Nam Á, Philippines cũng đã ban hành luật quản lý tất cả các sản phẩm TLTHM vào năm ngoái. Ông Joey Dulay, chủ tịch Hiệp hội Ngành công nghiệp TLĐT Philippines (PECIA) cho biết, những quy định phù hợp và công bằng sẽ cho phép ngành công nghiệp này đáp ứng các tiêu chuẩn của chính phủ, từ đó hạn chế sự phát triển của thị trường chợ đen trốn thuế.

Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số (DES) Thái Lan Chaiwut Thanakamanusorn
Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số (DES) Thái Lan Chaiwut Thanakamanusorn

Quay trở lại Thái Lan, Bộ trưởng Xã hội và Kinh tế số Chaiwut Thanakamanusorn, tin rằng các sản phẩm TLTHM là giải pháp thay thế an toàn cho người cần bỏ thuốc lá. “Đã đến lúc chúng ta nên chấm dứt ảo tưởng rằng đã cấm thành công TLĐT. Vấn đề mấu chốt là TLTHM được đa số các quốc gia và người dùng chấp nhận thì chúng ta nên hợp pháp hóa,” ông Chaiwut nói.

Rõ ràng cấm không phải là biện pháp hữu hiệu, đây là điều đã được các chuyên gia quốc tế khẳng định từ rất lâu và rất sớm. Cơ chế quản lý đối với các sản phẩm TLLN, TLĐT tại các nước khá khác nhau, nhưng phần lớn đều áp dụng những quy định nghiêm ngặt theo luật phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước đó. Đây là những bài học thực tiễn điển hình từ các quốc gia đi trước đáng tin cậy để Việt Nam là cơ sở tham chiếu cho kế hoạch kiểm soát các sản phẩm TLTHM càng sớm càng tốt.