Chủ Nhật | 01/12/2013 14:24

Thái Lan: Nơi lưu đày và vương quốc

Để chấm dứt các căng thẳng chính trị, chính phủ Thái Lan, phe đối lập và hoàng gia Thái Lan cần phải thay đổi.
Bạo lực có thể tái diễn trở lại.
Bạo lực có thể tái diễn trở lại.


"Nơi lưu đày và vương quốc"* - tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn đoạt giải Nobel Albert Camus, được The Economist chọn làm tên bài bình luận về tình trạng bất ổn của Thái Lan hiện tại, có vẻ khá phù hợp với tình trạng lưu vong của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin và sự liên hệ làn với làn sóng biểu tình tại vương quốc này.

Tình trạng vô chính phủ lại tiếp tục đe dọa sự ổn định của Thái Lan. Cả đám đông người biểu tình ủng hộ chính phủ lẫn phe chống chính phủ lại tập hợp tại Bangkok.

Những người biểu tình chống chính phủ (lớn hơn nhiều so với phe ủng hộ) đã chiếm tòa nhà các bộ của chính phủ Thái Lan, khiến cho chính phủ phải áp dụng luật an ninh đặc biệt trên toàn thủ đô Bangkok.

Chính phủ Thái Lan đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội nhưng tương lai của chính phủ này vẫn còn là một dấu chấm hỏi, khi vẫn phải đối mặt với những thách thức không chỉ trên đường phố mà còn tại các tòa án.

Bạo lực có thể tái diễn trở lại. Phe đối lập đã đổ lỗi cho chính phủ về sự hỗn loạn chính trị tái diễn ở Thái Lan trong giai đoạn 2006-2010. Cả hai phe đều tìm kiếm sự ủng hộ của Nhà Vua.

Nhiều người cho rằng anh trai thủ tướng Yingluck Shinawatra, ông Thaksin Shinawatra, đã điều hành chính phủ một cách không chính thức.

Bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006 và sau đó bị kết tội lạm dụng quyền lực, ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong ở Dubai thực sự đang điều hành chính phủ Thái Lan từ xa.

Tầng lớp giàu có trong xã hội và giới kinh doanh của Thái Lan buộc tội ông tham nhũng và phản đối những chính sách kinh tế dân túy dưới thời ông còn là thủ tướng.

Tuy nhiên, nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân vùng nông thôn phía bắc và đông bắc Thái Lan, đảng của ông Thaksin (hiện nay là đảng Pheu Thái ) đã dành chiến thắng trong cuộc bầu cử trong năm 2001 và 2005, và trong năm 2007 và 2011 (thông qua việc bổ nhiệm).

Gần đây, chính phủ của bà Yingluck dường như được củng cố vững chắc. Chính phủ Thái Lan thông qua hạ viện đưa ra dự luật ân xá cho phép ông Thaksin trở về Thái Lan, đồng thời xóa bỏ hàng ngàn vụ án khác.

Dự luật này đã vấp phải sự phản đối rất lớn, thậm chí từ phía một số người trước đây ủng hộ ông Thaksin. Những người này cho rằng dự luật ân xá đã đi quá xa. Dự luật này đã được chuyển sang thượng viện. Tuy nhiên, bà Yingluck đã phải nhượng bộ và cam kết sẽ không tiếp tục đưa dự luật này ra trước quốc hội.

Phe đối lập đã biến sự nhượng bộ của bà Yingluck thành lợi thế. Thượng viện Thái Lan, bao gồm các thượng nghị sĩ được nhà vua bổ nhiệm, có xu hướng đứng về phía phe đối lập. Chính vì vậy chính phủ hiện nay đang cố gắng sửa đổi hiến pháp để thượng viện chỉ bao gồm các thượng nghị sĩ được bầu bởi cử tri.

Ngày 20/11 tòa án hiến pháp Thái Lan ủng hộ quan điểm của phe đối lập khi cho rằng việc sửa đổi không hợp hiến. Tuy nhiên tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết liệu những người đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật có vi phạm luật khi quân hà khắc của Thái Lan (lèse-majesté) hay không.

Các cơ quan tư pháp Thái Lan có thể giải tán chính phủ hiện tại, giống như một số chính phủ tiền nhiệm. Tuy nhiên ngay cả khi dự luật ân xá bị thất bại, bà Yingluck vẫn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử mới. Trong thời gian chờ đợi cuộc bầu cử mới, những người ủng hộ của cả hai phe đều đổ ra phố biểu tỉnh khiến cho chinh trường Thái Lan bị rung chuyển.

Để chấm dứt bế tắc chính trị, Thái Lan cần phải giải quyết 3 vấn đề.

Thứ nhất, phe đối lập, bao gồm các thành viên của Đảng Dân chủ, phải từ bỏ các biện pháp chống chính phủ một cách phi dân chủ. Các nhà lãnh đạo của đảng này muốn thực hiện điều này theo kiểu nước đôi. Họ ủng hộ chính phủ nếu đưa ra kết quả "thỏa đáng", nếu không, họ sẽ tiến hành các cuộc biểu tình trên đường phố, tại các tòa án hoặc gọi điện thoại đến trụ sở quân đội Thái Lan. Tất cả những việc này phải được chấm dứt.

Thứ hai, chính phủ "của ông Thasin" cần phải hiểu rằng, việc nắm chính quyền không chỉ để tiếp tục dành được sự ủng hộ của những người trước đây đã bầu cho họ mà nên vì lợi ích của đất nước. Những điều này bao gồm đấu tranh với nạn tham nhũng, chấm dứt các chính sách điên rồ (như chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân), và thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn.

Thứ ba, hoàng gia Thái Lan phải ngừng thao túng chính trị và chấp nhận vai trò tượng trưng được đề cập trong hiến pháp. Hai sự kiện có thế sẽ khiến cho chính trường Thái Lan trở nên hỗn loạn. Một là sự kiện sinh nhật thứ 86 vào 5/12 của nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, người đã trị vì quốc gia này trong 67 năm.

Theo truyền thống, xung đột không được phép diễn ra ngày hôm đó. Dường như nhà vua Thái Lan đã quá yếu để có thể đọc bài diễn văn trong ngày sinh nhật của của mình. Thái tử kế vị có vẻ như không có được nhiều uy tín. Hai sự kiện này không được thảo luận ở Thái Lan, vì điều này sẽ vi phạm luật khi quân (điều mà các lãnh đạo chính trị Thái Lan hiện nay đang làm).

Điều luật hà khắc này ngăn cản các cuộc tranh luận về những cải cách cấp thiết. Hiến pháp Thái Lan không chỉ có các yếu tố phi dân chủ, mà còn trao cho chính quyền trung ương quá nhiều quyền lực.

Điều này làm gia tăng các cuộc xung đột đẫm máu kéo dài ở khu vực hồi giáo phía nam Thái Lan. Thậm chí nó có thể tạo ra một cuộc xung đột đẫm máu khác tại khu vực ủng hộ ông Thaksin ở vùng đông bắc quốc gia này. Hoàng gia Thái Lan cần phải bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng đối với việc cải cách hiến pháp và việc quan trọng đầu tiên cần làm là kêu gọi các bên chấm dứt những hành động vi phạm tội khi quân.

-------
* Thailand: The Exile and the Kingdom.

Nguồn Dân Việt/The Economist


Sự kiện