Thứ Ba | 10/12/2013 10:09

Thái Lan: Lịch sử của một cuộc khủng hoảng

Diễn biến thay đổi chính trị của đất nước Thái Lan với nhiều năm nối nhau thay thế giữa biểu tình của người ủng hộ với người phản đối chính phủ.

Khủng hoảng chính trị Thái Lan đã có bước chuyển biến đột ngộthôm thứ hai 9/12. Thủ tướng Yingluck Shinawatra nói sẽ giải tán hạ nghị viện vàtổ chức bầu cử sớm. Hành động này có vẻ muốn làm giảm căng thẳng sau nhiều tuầnbiểu tình chống chính phủ đầy bạo lực.

Đất nước đã trải qua nhiều năm nối nhau thay thế giữa biểutình của người ủng hộ với người phản đối ông anh trai của bà Yingluck, cựu thủtướng Thaksin Shinawatra. Ông này dù đã tự lưu đày khỏi Thái Lan nhưng vẫn là mộtnhân vật chủ chốt của chính trị trong nước.

Sau đây là lịch sử cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay từlúc khởi đầu


2006—

Tháng chín ngày 19, quân đội lật đổ ông Thaksin trong mộtcuộc đảo chính gọn ghẽ không máu đổ khiông ở nước ngoài. Vụ này diễn ra sau nhiều tháng biểu tình của phe áo vàng Liênminh Nhân dân vì Dân chủ PAD, buộc tội ông Thaksin tham nhũng và lạm dụng quyềnlực.

2007—

Tháng mười hai Đảng Quyền lực Nhân dân PPP dễ dàng thắngbầu cử và chọn chính trị gia kỳ cựu Samak Sundaravej làm thủ tướng. PPP là mộtđảng thay thế cho đáng Thai Rak Thai đã bị giải tán của ông Thaksin.

2008—

Tháng năm: phe áo vàng biểu tình chống Samak, buộc tộiông là bù nhìn cho Thaksin.

Tháng tám: hàng ngàn người áo vàng đã chiếm khu Văn phòngThủ tướng và ở lỳ 3 tháng.

Tháng chín: Samak bị truất ghế thủ tướng sau khi tòa ántuyên bố xuất hiện của ông trong chương trình TVshow nấu ăn là mâu thuẫn lợiích. Quốc hội bầu Somchai Wongsawat – anh vợ của Thaksin làm thủ tướng kế tục.Người biểu tình gọi ông là bù nhìn cho thủ tướng đã bị phế truất.

Tháng mười Tòa án Tối cao xử vắng mặt Thaksin vì tội thamnhũng, tuyên án hai năm trong tù. Ông hai tháng trước đó đã trốn sang Anh để tránh án này.

Tháng mười một: Người biểu tình PAD chiếm hai sân bay củaBangkok, làm kẹt cứng hàng chục vạn khách nước ngoài ở đây nhiều ngày.

Tháng mười hai: Người biểu tình rút khỏi sân bay và vănphòng thủ tướng sau khi tòa án phán đảng PPP phạm tội gian dối trong bầu cử vàgiải tán đảng. Với sự hỗ trợ của phe quân đội đảng Dân chủ đối lập đã bầu lãnhđạo là ông Abhisit Vejjajiva là thủ tướng

2009—

Tháng tư: người biểu tình áo đỏ ủng hộ Thaksin tràn vào hộinghị khu vực ở Pattaya, buộc các nhà lãnh đạo châu Á phải rút lui. Nhiều ngàysau người biểu tình nổi loạn ở Bangkok khiến hai người chết trước khi quân độikhôi phục trật tự.

2010—

Tháng ba: phe áo đỏ ủng hộ Thaksin lại tràn vào Bangkok đểlật đổ Abhisit, thúc đẩy nhiều tuần biểu tình làm tê liệt một phần thành phố. Những“người mặc đồ đen” bí ẩn đóng vai dân quân cho phe biểu tình.

Tháng năm: quân đội tràn vào trại đóng của người biểutình, chấm dứt đợt đó. Hơn 90 người chết và 1.800 người bị thương sau nhiều tuần,phần lớn là người biểu tình.

2011—

Tháng bảy: Đảng Vì nước Thái do Thaksin hỗ trợ đã thắng bầu cử vang dội. Emgái Thaksin là bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của TháiLan.

2012—

Tháng sáu: Người biểu tình và đảng Dân chủ tìm cách chặndự thảo luật của chính phủ nhằm hòa giải bằng thay đổi hiến pháp. Họ sợ nó sẽ dọnđường cho sự trở về của Thaksin mà không phải chịu hình phạt.

Tháng bảy: Tòa án Hiến pháp phán quyết dự thảo sai sót vềthủ tục và không thể thông qua như đã dự thảo.

Tháng mười hai: Cựu thủ tướng Abhisit và ông phó SuthepThaugsuban bị buộc tội giết người vì đã cho phép đợt trừng phạt người biểu tìnháo đỏ hồi tháng 5 2012.

2013—

Tháng tám: Chính phủ giới thiệu dự thảo ân xá bao gồm cáctội phạm chính trị từ cuộc đảo chính 2006, nhưng trừ các nhà lãnh đạo ra. Dự thảogặp phải biểu tình đường phố loại nhỏ và vượt vòng duyệt sơ thẩm của hạ nghị viện.

Tháng mười một

1/11: Hạ nghị viện thông qua vòng duyệtlần 2 của dự thảo ân xá, đã được sửa để bao gồm các lãnh đạo chính trị trogn đócó Thaksin. Các nhà lập pháp Dân chủ bỏ ra về và thịnh nộ của công chúng tănglên. Phong trào chống Thaksin nhanh chóng thu hút sức mạnh. Chính phủ hướng dẫnđồng minh ở Thượng Nghị Việt bỏ phiếu không thông qua dự luật, khiến nó bị đôngcứng không thể được dùng lại nhất là 6tháng.

20/11: Tòa án Hiến pháp nói các nhà làm luật đảng cầm quyềnđã hành động bất hợp pháp khi thông qua một dự luật cho phép sửa đổi hiến pháp.Điều này làm củng cố sĩ khí phe đối lập.

24/11 Biểu tình chống chính phủ ở Bangkok lên tới hơn100.000 người. Suthep từ nhiệm khỏi đảng Dân chủ để lãnh đạo biểu tình.

25/11 hàng vạn người biểu tình đã bao vây các bộ và vănphòng nhà nước.

26/11 ông Suthep yêu cầu chính phủ phải từ chức và một “hộiđồng nhân dân” không qua bầu cử sẽ được thiết lập để điều hành đất nước và chọnra một nhà lãnh đạo mới. Người biểu tình nói họ muốn loại bỏ tất cả các dấu vếtcủa cỗ máy chính trị Thaksin.

30/11 Áo đỏ bắt đầu tập hợp biểu tình ủng hộ chính phủ ở sânvận động cách rất xa khu biểu tình của phe chống THaksin, nhưng bạo lực vẫn nổra sau khi họ bị tấn công. Ít nhất 4 người chết và hàng chục người bị thương.

Tháng mười hai

1/12: Người biểu tình không đạt được mục tiêu “ngày thắnglợi” khi họ không chiếm được văn phòngthủ tướng và hành dinh cảnh sát. Xung đột đường phố kéo dài tới tận sáng hômsau.

3/12: Cảnh sát rút lui khỏi vị trí phòng thủ, cho phépngười biểu tình chiếm đóng tượng trưng văn phòng tổng hành dinh cảnh sát và văn phòng chính phủ. Chính phủ nói muốntránh xung đột trước ngày sinh nhật 86 của Đức Vua Thái hôm 5/12.

8/12 Thủ tướng Yingluck công bố giải tán hạ nghị viện quốc hộivà mở tổng tuyển cử mới. Ước tính 100.000 người biểu tình chống chính phủ trênphố Bangkok yêu cầu quét sạch ảnh hưởng của gia đình Shinawatra khỏi nước Thái.

Nguồn Bangkok Post


Sự kiện