Người dân tỉnh Pathum Thani được tiêm liều vaccine AstraZeneca đầu tiên vào ngày 7.6.2021. Ảnh: Reuters.
Thái Lan có kế hoạch tiêm vaccine cho 50 triệu người, 70% dân số vào cuối năm nay
Theo Bangkok Post, Thái Lan đã trở thành quốc gia mới nhất bắt đầu tiêm chủng hàng loạt chống lại COVID-19. Đây là bước ngoặc quan trọng để vực dậy nền kinh tế vốn mất động lực chính cách đây hơn một năm.
Ở Bangkok, chính quyền Bangkok đã bố trí cung cấp không gian tại các trung tâm thương mại lớn như Central World, Siam Paragon và Iconsiam cho những người dân tiêm chủng. Các bệnh viện cũng đang hợp tác trong nỗ lực này.
Khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, Thái Lan đang trong cuộc đua với các đối thủ Đông Nam Á về vaccine. Singapore đã có một số thành công ban đầu nhưng gặp khó khăn trong việc thuyết phục các nhà cung cấp về nguồn cung. Malaysia, Philippines hy vọng sẽ tiếp bước Thái Lan nhưng đang khó tìm được nguồn cung. Việt Nam đã yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp giúp đảm bảo nguồn cung cấp.
Những người Singapore trên 70 tuổi chờ đợi trong một khu vực quan sát sau khi được tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters. |
Giữa cuộc đấu tranh để có được nguồn cung cấp khan hiếm cho phép chúng ta đạt được khả năng miễn dịch công đồng, các quốc gia này cũng đang phải đối mặt với một làn sóng nhiễm trùng mới.
Tại Thái Lan, vaccine AstraZeneca sẽ đóng vai trò chủ đạo. Hôm 4.6, Bộ Y tế Công cộng nước này đã nhận được lô đầu tiên với 1,8 triệu liều được sản xuất theo giấy phép của công ty Siam Bioscience, thuộc sở hữu của Vua Maha Vajiralongkorn.
Một công ty địa phương của AstraZeneca sẽ dần dần cung cấp tổng cộng 6 triệu liều vaccine cho đến hết tháng 6. Thư ký thường trực của Bộ Y tế Công cộng Kiattipoom Wongrachit cho biết: “Việc phân bổ vaccine phụ thuộc vào số lượng vaccine trong từng thời kỳ. Chúng sẽ được phân bổ dựa trên tỉ lệ vaccine trên dân số và mức độ nghiêm trọng của tình hình bùng phát”.
Thái Lan bắt đầu tiêm vaccine chọn lọc vào cuối tháng 2, khi Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul trở thành công dân Thái Lan đầu tiên nhận vaccine Sinovac của Trung Quốc. Vài tuần sau, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng tiêm liều vaccine đầu tiên của AstraZeneca. Ngoài các bộ trưởng, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người làm công tác thiết yếu khác cũng đã được ưu tiên tiêm phòng.
Tỉ lệ những người đã nhận ít nhất 1 liều vaccine COVID-19. Ảnh: Our World in Data. |
Tính đến ngày 5.6, có 2,8 triệu trong số 70 triệu cư dân Thái Lan, bao gồm cả người nước ngoài, đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên và 1,3 triệu người đã hoàn thành hai mũi tiêm. Thái Lan dự định tiêm phòng cho 70% cư dân của mình vào cuối năm nay.
Công ty Siam Bioscience đã lên kế hoạch bắt đầu phân phối các lô vaccine vào tháng 5 hoặc tháng 6. Trong khi, nó đã cố gắng để giữ đúng lịch trình của mình, chính phủ Thái Lan đã vô tình cho phép virus xâm nhập vào lãnh thổ nước này.
Thái Lan đang phải hứng chịu làn sóng COVID-19 thứ ba. Trong khoảng thời gian từ ngày 23.3 đến 6.6, nước này đã phát hiện 149.591 người nhiễm virus. Con số này chiếm 84% các trường hợp được xác nhận trên cả nước kể từ bình minh của đại dịch. Các nhà tù, khu cắm trại công nhân xây dựng và nhà máy gần đây đã trở thành các ổ dịch lớn.
Chính phủ Thái Lan đã dự trữ 61 triệu liều vaccine AstraZeneca. Ngoài ra, nước này đã nhận được 6 triệu liều vaccine Sinovac. Số này là không đủ để Thái Lan đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, vì vậy chính phủ nước này đang phê duyệt các loại vaccine khác nhau khi cố gắng thu thập càng nhiều nguồn cung cấp càng tốt.
Ngoài AstraZeneca và Sinovac, Thái Lan đã phê duyệt vaccine của Johnson & Johnson, Moderna và Sinopharm của Trung Quốc. Sputnik V của Nga và Covaxin của Ấn Độ đang được đăng ký tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của nước này.
Tiêm chủng cho cư dân là một bước quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Thái Lan, vốn đã suy giảm 6,1% vào năm 2020, hướng tới sự phục hồi. Các đợt bùng phát gần đây đã khiến một số tỉnh phải gửi lệnh đóng cửa đến các trường học cũng như các cơ sở kinh doanh như quán bar, spa và rạp chiếu phim.
Bắt đầu từ tháng 7, Thái Lan dự kiến sẽ cho phép du khách nước ngoài đã được tiêm phòng ở Phuket mà không cần thời gian cách ly. Nếu thử nghiệm này thành công, chính phủ dự định sẽ bắt đầu chấp nhận du khách quốc tế đã được tiêm chủng tại các điểm đến khác, bao gồm Bangkok, Chiang Mai, Pattaya và Krabi. Bắt đầu từ năm 2022, các kế hoạch sẽ cho phép khách du lịch đã tiêm vaccine tự do di chuyển khắp đất nước. Theo đó, tỉ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp việc mở lại các doanh nghiệp và biên giới trở nên dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
► Mỹ công bố kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều vaccine COVID-19 đầu tiên