Thứ Sáu | 23/05/2014 06:42

Thái Lan - Vương quốc của những cuộc đảo chính quân sự

Bất ổn chính trị khiến Thái Lan trở thành đất nước có các cuộc đảo chính quân sự nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới trong lịch sử hiện đại.
Đôi khi các học giả gọi kỷ nguyên bắt đầu từ năm 1932, khi Thái Lan trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến cho đến tận ngày nay là “mùa đảo chính” của Thái Lan. Từ năm 1932, đất nước này đã chứng kiến 11 cuộc đảo chính thành công và 7 nỗ lực đảo chính khác.

Dưới đây là các cuộc đảo chính và nỗ lực đảo chính quân sự tại xứ sở chùa Vàng.

Năm 2014: Ngày 22/5, xuất hiện trên truyền hình trực tiếp, Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-OCha công khai thông báo với cả nước: Các lực lượng vũ trang đã tiến hành "tịch thu" quyền kiểm soát chính phủ Thái kể từ 16h30 ngày 22/5 để "vãn hồi trật tự và thúc đẩy cải cách" ở quốc gia này.

Tướng Prayuth nhấn mạnh, mọi người dân Thái Lan cần bình tĩnh, quan chức chính phủ vẫn phải làm việc như bình thường. Ông cũng cho biết việc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước.

Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayut Chan-O-Cha.
Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayut Chan-O-Cha.

Tướng Prayuth nhấn mạnh, mọi người dân Thái Lan cần phải bình tĩnh, các quan chức chính phủ vẫn phải làm việc như bình thường. Ông cũng cho biết việc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa Thái Lan với các nước.

Năm 2006: Chính quyền của Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong khi ông và một số bộ trưởng khác đang tham dự một cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York sau một năm bất ổn chính trị và hứng chịu nhiều cáo buộc về tham nhũng.

Tướng Sonthi Boonyaratglin đã chỉ huy các lực lượng quân đội bao vây toà nhà Chính phủ, Văn phòng của Thủ tướng Thaksin. Sau đó, quân đội đã bãi bỏ hiến pháp, miễn nhiệm ông Thaksin, bắt giữ một số thành viên nội các Thái và hứa hẹn cải cách chính trị. Quốc vương Bhumibol Adulyadej khi đó tán thành cuộc đảo chính của Tướng Sonthi.

Binh sĩ Thái ở bên ngoài tòa nhà Thủ tướng năm 2006.
Binh sĩ Thái ở bên ngoài tòa nhà Thủ tướng năm 2006.

Năm 1991: Tướng Sunthorn Kongsompong thực hiện đảo chính không đổ máu lật đổ Chính phủ dân sự của Thủ tướng Chatichai Choonhavan. Ông Chatichai Choonhavan bị bắt trên đường tới gặp nhà vua để đệ trình kế hoạch bổ nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng. Sau đó, Tướng Sunthorn Kongsompong đã lên nắm quyền với tư cách nhà lãnh đạo của Lực lượng Gìn giữ hòa bình Quốc gia (National Peacekeeping Guard).

Năm 1977: Thủ tướng Thanin Kraivichien bị buộc tội đã lãnh đạo một chính phủ hà khắc và bị hạ bệ trong cuộc đảo chính quân sự dưới sự lãnh đạo của chính người đã đưa ông này lên nắm quyền, Đô đốc Sangad Chaloryu.

Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 1976.
Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 1976.

Năm 1976: Gần 8 tháng sau nỗ lực lật đổ bất thành, quân đội Thái Lan đã tiến hành đảo chính quân sự và hạ bệ Thủ tướng Seni Pramoj. Trên truyền hình quốc gia, Đô đốc Sangad Chaloryu tuyên bố ông sẽ tự mình phụ trách Hội đồng Cải cách Hành chính Quốc gia mới thành lập, một trong những nhiệm vụ của Hội đồng này là giám sát việc thiết quân luật tại Thái Lan. Quân đội hủy bỏ bản hiến pháp được thông qua và có hiệu lực 2 năm trước đó và ban hành lệnh cấm hoạt động đối với tất cả các đảng phái chính trị.

Năm 1971: Cho rằng cần phải trấn áp những người Cộng sản, Thống chế Lục quân Thanom Kittikachorn đã tiến hành đảo chính quân sự và giải tán quốc hội.

Năm 1958: Thống chế Lục quân Sarit Thanarat tiến hành cuộc “tự đảo chính” nhằm hất cảng những đối thủ của chính phủ Thái Lan. Việc áp đặt lệnh thiết quân luật của ông này dự báo sự xuất hiện của một kỷ nguyên độc tài mới.

Năm 1957: Tư lệnh lục quân Sarit Thanarat lãnh đạo cuộc đảo chính và lên năm quyền năm 1957. Khi cuộc bầu cử quốc hội gian lận năm 1957 tiếp tục giúp ông Phibunsongkhram tại vị, các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ tại Bangkok khiến Vua Bhumibol cảm thấy bất an. Điều này đã khiến Thống chế Lục quân Sarit Thanarat tiến hành đảo chính và Pote Sarasin được chỉ định làm người đứng đầu chính phủ tạm quyền.

Năm 1951: Cuộc đảo chính thầm lặng năm 1951 một lần nữa trao quyền lực to lớn cho quân đội. Quân đội đã nhanh chóng quyết định giải tán quốc hội và sửa đổi hiến pháp 1932 nhằm loại bỏ “thường dân” ra khỏi chính phủ, những người mà các vị tướng quân đội coi là những kẻ khó chịu. Cuộc đảo chính diễn ra khi nhà vua Bhumibol Adulyadej đang ở Lausanne, Thụy Sĩ. Quân đội sau đó đã chỉ định Thống chế Lục quân Phibunsongkhram, một trong “4 lính ngự lâm”, làm thủ tướng mới.

Năm 1947: Sau cái chết của vị vua trẻ Ananda Mahidol năm 1946, Thủ tướng Pridi Banomyong đã từ chức và được thay bằng Thiếu tướng hải quân (Rear Adm.) Thawan Thamrongnawasawat. Khi chính phủ của ông Thawan thất bại bởi những vụ bê bối và tham nhũng, một nhóm các tướng lĩnh cao cấp quân đội, những người sau đó được gọi là “Nhóm Đảo chính” (Coup Group), đã hạ bệ ông Thawan và đưa ông Khuang Aphaiwong, người sáng lập Đảng Dân chủ, lên làm Thủ tướng. Cuộc đảo chính năm 1947 có vị trí quan trọng vì nó củng cố vai trò của quân đội trong đời sống chính trị của Thái Lan.

Năm 1933: Khi Phraya Manopakorn Nititada, Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan sau cuộc đảo chính năm 1932, giải tán Quốc hội mới thành lập, chỉ đạo cuộc đấu đá trong nội bộ chính phủ và giữa các thành viên trong Đảng của ông, quân đội lại một lần nữa can thiệp và phế truất ông khỏi vị trí thủ tướng. Sau đó, một trong những người lãnh đạo của cuộc cách mạng năm 1932, Phraya Phahon, trở thành thủ tướng thứ 2 của Thái Lan, vị trí ông này nắm giữ trong 5 năm.

Năm 1932: Cuộc đảo chính năm 1932 cũng được biết đến như cuộc cách mạng Thái Lan 1932, là một bước ngoặt trong lịch sử nước này. Trong cuộc đảo chính không đổ máu này, một nhóm nhỏ các quan chức quân đội, được biết đến với tên “4 lính ngự lâm”, đã lật đổ Vua Prajadhipok, kết thúc gần 7 thế kỷ của chế độ quân chủ tuyệt đối và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Sau đảo chính, Thái Lan đã có bản hiến pháp đầu tiên, tạo tiền đề cho các cuộc cải cách chính trị và xã hội sau này.

Đảo chính và nỗ lực đảo chính tại Thái Lan từ 1912

: Nỗ lực “khởi nghĩa” bất thành chống lại chế độ Quân chủ tuyệt đối của Vua Vajiravudh

: Nỗ lực đảo chính bị hủy bỏ

: Đảo chính diễn ra vào thứ 6 ngày 24/6

: Đảo chính diễn ra vào thứ 3 ngày 20/6

: Đảo chính diễn ra vào thứ 7 ngày 8/11

: Nỗ lực đảo chính thất bại của Thống chế Lục quân Plaek Phibunsongkhram

: Nỗ lực đảo chính diễn ra vào thứ 7 ngày 26/2

: Nỗ lực đảo chính diễn ra vào thứ 6 ngày 29/6. Sau đó, cuộc đảo chính diễn ra vào thứ 5 ngày 29/11

: Đảo chính diễn ra vào thứ 3 ngày 17/9

: Đảo chính diễn ra vào thứ 2 ngày 20/10

: Đảo chính diễn ra vào thứ 4 ngày 17/11

: Đảo chính diễn ra vào thứ 4 ngày 6/10

: Nỗ lực đảo chính diễn ra vào thứ 7 ngày 26/3. Sau đó cuộc đảo chính diễn ra vào thứ 5 ngày 20/10

: Nỗ lực đảo chính vào thứ 4 ngày 1/4

: Nỗ lực đảo chính vào thứ 2 ngày 9/9

: Đảo chính diễn ra vào thứ 7 ngày 23/2

: Đảo chính diễn ra vào thứ 3 ngày 19/9

: Đảo chính diễn ra vào thứ 5 ngày 22/5


Nguồn Theo DVO


Sự kiện