Tết cổ truyền các nước châu Á
Tết cổ truyền ở các nước được trải dài trong năm, nếu như tết té nước của Lào, Thái Lan được tổ chức vào tháng 4 thì lễ hội ánh sáng của Ấn Độ lại được tổ chức vào cuối tháng 10.
Ngoài một số nước ăn tết âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, các nước Châu Á khác cũngcó cái tết cổ truyền của riêng mình. Tết cổ truyền ở các nước được trải dài trong năm, nếu như tếtté nước của Lào, Thái Lan được tổ chức vào tháng 4 thì lễ hội ánh sáng của Ấn Độ lại được tổ chứcvào cuối tháng 10.
Tết Ấn Độ được gọi là Diwali hay lễ hội ánh sáng, bắt đầu từ ngày 31/10 và kéo dài 5 ngày. Diwaliđược ví như Tết Nguyên Đán của người Việt Nam, Trung Quốc hay giáng sinh của người phương Tây.Diwali là sự kết hợp các nghi lễ tôn giáo đa dạng, phức tạp như Hindu, Muslim,v.v... Trong thờigian lễ hội, toàn đất nước Ấn Độ được thắp sáng bằng những ngọn nến và đèn lồng truyền thống; ngườidân cầu nguyện mọi điều tốt lành và tặng quà cho nhau.
Lào
Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may hay còn gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết ténước. Tết Bun-gu-may diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch. Đây là Tết theo Phật lịch vì ởLào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm.
Cũngnhư người dân Thái Lan và Campuchia, lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh chovạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng vàhun đúc nghệ thuật dân tộc.
Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè ngườithân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh chochim, cá, rắn... và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.
Campuchia
Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay -hay Tết Núi Cát).Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạoPhật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thườngthắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cátmà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...
Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầunguyện Phật trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọckinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ,để chúc thọ và báo hiếu.
Thái Lan
Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới làSongkran.Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng vớiĐức Phật, dọn dẹp nhà cửa, ténước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễuhành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trangphục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽté nướclên nhau bằng xô, súng phunnước, bóng...những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốnđi một tội lỗi. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vàolúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo.
Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lauvà vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Cuối cùng là ngày WanParg-bpee - ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.
Mông Cổ
Ngày tết cổ truyền âm lịch ở Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Đây là 1trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này (ngày tết còn lại là tết Naadamvào tháng 7).
Ngày tết này được tính theo lịch Tây Tạng. Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar khôngchỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài và lạnh lẽo để đón chào một mùaxuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệtrong xã hội.
Vào ngày lễ này, mọi người thường tụ họp lại trong nhà của người già nhất trong vùng, trao đổicác món quà cho nhau, đặc biệt là cho trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau ăn các món ăn truyền thống,ví dụ như món cơm và sữa đông, cơm với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lênmen hoặc rượu vodka trộn sữa. Bạn sẽ hiểu được thế nào là sự thân thiện và hiếu khách của người dânMông Cổ.
Triều Tiên
Tết Triều Tiên hay tết Hàn Quốc có tên là Seollal, là ngày đầu tiên của năm mới âm lịch. Đâythường là ngày lễ quan trọng nhất theo truyền thống. Người Triều Tiên cũng thường đón mừng năm mớidương lịch vào ngày 1/1 hàng năm. Tết Triều tiên kéo dài 3 ngày và quan trọng hơn tết dương lịch ởTriều Tiên.
Nguồn VEF