Tây Ban Nha đứng trước nguy cơ tan rã vì khủng hoảng
Đó chỉ là một trong số vô vàn những dấu hiệu cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế có thể đẩy Tây Ban Nha tới bờ vực chia rẽ. Những lời kêu gọi ly khai và trở thành một quốc gia độc lập giờ đây đang lan khắp khu vực Catalonia giàu có.
Hôm 27/9 vừa qua, các nhà lập pháp khu vực Catalonia đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý dành cho 700.000 người dân để quyết định xem liệu họ có muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha hay không. Chính phủ Tây Ban Nha ngay lập tức phản ứng và cho rằng cuộc trưng cầu trên là không hợp hiến. Thậm chí ngay cả khi những người dân xứ Catalan muốn rời khỏi vương quốc Tây Ban Nha, thì cũng chưa chắc yêu cầu của họ đã được chấp thuận.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị cho rằng, dù có ly khai hay không, chắc chắn Catalonia sẽ lựa chọn con đường riêng cho chính mình.
Catalonia, nằm phía Đông Bắc của Tây Ban Nha, trong suốt chiều dài lịch sử luôn là khu vực giàu có nhất và công nghiệp hóa nhất của Tây Ban Nha, đồng thời là khu vực có tinh thần dân tộc cao nhất. Theo hãng tin AP, những khu vực trong Catalonia đòi ly khai nhiều nhất là các thị trấn và làng mạc thuộc vùng ngoại ô thành phố Bacerlona.
Theo các nhà phân tích, suy thoái kinh tế ở Tây Ban Nha đang thổi bùng lên ngọn lửa tự tôn dân tộc của người dân xứ Catalan. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều người dân nơi đây cảm thấy tức giận và thất vọng trước những chính sách không khoan nhượng của chính phủ.
Mới đây nhất, trong năm 2010, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã cho hạn chế Điều lệ tự chủ của Catalonia - một tập hợp các điều luật có tác dụng cung cấp nhiều quyền tự chủ hơn và cho phép Catalonia được công nhận là một quốc gia ngay trong lòng Tây Ban Nha.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế ở Tây Ban Nha cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao, đồng thời những chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt càng thôi thúc người dân xứ Catalan lên tiếng đòi quyền xây dựng một nhà nước của riêng mình, các nhà phân tích chính trị nhận định.
Sau Catalonia, sẽ có nhiều khu vực khác của Tây Ban Nha đòi độc lập? |
"Nếu chính phủ Tây Ban Nha chấp nhận cuộc trưng cầu, sẽ tốt hơn cho Catalonia. Nhưng nếu Mandrid quay lưng với người dân Catalan và không cho phép tiến hành trưng cầu dân ý hay các hoạt động tương tự, Catalonia vẫn sẽ tiến hành điều đó như mình mong muốn", ông Mas tuyên bố.
Trong khi đó, thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy khẳng định hiến pháp quốc gia không cho phép một khu vực nào ly khai. Nhiều chuyên gia cho rằng dù Catalonia có ly khai khỏi Tây Ban Nha, tình hình vẫn không thể đổi khác. Hiện tại, nợ riêng của Catalonia cũng rất lớn và chính quyền khu vực mới đây đã phải yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha một gói viện trợ trị giá 5,9 tỷ euro.
Tuy nhiên, nhiều người Catalan cho rằng sở dĩ nợ công của khu vực tăng cao là do họ phải đóng thuế cao hơn các khu vực khác nhằm bù đắp lại những thâm hụt từ ngân sách chính phủ, trong khi các nguồn thu từ dịch vụ và tài trợ lại quá ít ỏi. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở Catalonia đã lên tới 22%, tương đương với 800.000 người. Mặc dù vẫn thấp hơn mức chung ở Tây Ban Nha, song tỷ lệ người trẻ thất nghiệp ở Catalonia đã lên mức báo động, 50%.
Ngoài Catalonia, vùng Basque và một số khu vực khác của Tây Ban Nha cũng bùng phát mạnh mẽ phong trào đòi ly khai, hãng AP cho biết. Nếu chính quyền của thủ tướng Rajoy không thay đổi lập trường và tình hình kinh tế Tây Ban Nha vẫn tiếp tục ảm đạm như hiện tại, một loạt khu vực khác cũng sẽ nối gót Catalonia và đẩy Tây Ban Nha vào bờ vực chia rẽ dân tộc, các nhà chính trị cảnh báo.
Nguồn AP/Khampha