Tây Ban Nha, chứ không phải Hy Lạp, mới là “liều thuốc thử” đối với Eurozone
Tất cả những dấu hiệu gần đây đang cho thấy EU sẽ thất bại trước thử thách này.
Kế hoạch thắt lưng buộc bụng mới của chính phủ Tây Ban Nhađã không giành lại được lòng tin của nhà đầu tư, và điều này tạo ra một mối đedọa không chỉ đến Tây Ban Nha mà là toàn bộ EU. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính phủ trong liên minh cầnphải thay đổi trước khi quá muộn.
Phiên bán đấu giá trái phiếu Tây Ban Nha trong ngày 4/4 là bảnán đầu tiên cho chính sách tài khóa mới của nước này. Kết quả của phiên khá nghèonàn khi nhu cầu mua thì lẻ tẻ mà giá thì giảm sâu. Chi phí đi vay của nước này tạithị trường thứ cấp thông qua trái phiếu kì hạn 10 năm đã lên tới 5,7%, mức caonhất kể từ đầu năm đến nay. Phần bù rủi ro đối với trái phiếu chính phủ Đứccũng tăng lên gần 4%, mức cao nhất từ tháng 11/2011.
Vấn đề là không phải kế hoạch ngân sách thắt lưng buộc bụngmới đây của Tây Ban Nha là quá dè dặt. Ngược lại: Dưới áp lực của EU, Tây BanNha đang hứa hẹn một mức thắt chặt tồi tệ nhất mà chưa quốc gia châu Âu nào từnggặp phải, cắt giảm thâm hụt từ 8,5% GDP trong năm 2011 xuống còn 5,3% trongnăm nay. Nhưng với nền kinh tế tiếp tục thu hẹp, điều này đòi hỏi một ngân sáchthắt chặt tới mức thâm hụt chỉ được còn 4% GDP khi tỷ lệ thất nghiệp đã đứng ởkhoảng 23%.
Tây Ban Nha đã theo đuổi một mục tiêu ngân sách quá tầm, vàđược cho ra là mất thăng bằng. Nước này đã thất bại với mục tiêu ngân sách khimà các chính quyền địa phương, những nơi Madrid chỉ có quyền kiểm soát hạnchế, đã không làm tròn nhiệm vụ trong khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại.
Và quá khứ có vẻ sẽ tiếp tục lặp lại. Chính sách thắt lung buộc bụng cũng sẽ thắtchặt tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tỷ lệ nợ công trên GDP tiếp tục gia tăng bất chấp những nỗ lựccủa chính phủ. Các kế hoạch mới của chính phủ đơn giản là không đáng tin: Chitiêu công bị cắt giảm càng nhiều, triển vọng tăng trưởng nền kinh tế càng tồi tệ,và vì thể, tỷ lệ nợ công lại càng gia tăng.
Tỷ lệ thất nghiệp tổng thể của Tây Ban Nha đã đủ "khủngkhiếp", nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên thậm chí còn lên tới 50%. Suythoái kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất.
Thị trường lao động của đấtnước này, bị chia tách bởi những quy định của khu vực Franco, giữa một số lĩnh vực nơihợp đồng lao động được bảo hộ dài hạn và một bên là các lĩnh vực ít bị quản lý với đa số là những hợp đồng tạm thời, từ lâu đã được coi là một trong những căn bệnh trongthế giới phát triển.
Những nỗ lực của chính phủ nhằm tái cấu trúc cơ chế này làcần thiết song thật khó có thể đạt được trong thời điểm hiện tại. Chính phủtrung hữu mới, chỉ mới thành lập trong vòng 3 tháng, đang phải đối mặt với nhữngcuộc đình công ở khắp nơi và mất đi lòng tin của thị trường cũng như cử tri.
Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, nhưng Tây Ban Nha lại là nền kinhtế lớn thứ tư trong khu vực đồng Euro. Nếu quốc gia này gục ngã, nó sẽ kéo theocả một dây chuyền trong liên minh châu Âu. Lúc đó, hoạt động cung cấp thanh khoảntrị giá 1 nghìn tỷ euro của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ là quá muộn.
Tây Ban Nha không thể vượt qua khủng hoảng mà không có sựgiúp sức từ các đối tác EU. Vì mục tiêu toàn cục, họ nên tiến tới một sự hợp nhấtvề tài chính, hỗ trợ tăng trưởng cho Tây Ban Nha.
Điều đó có nghĩa là mở rộngcác “phao cứu trợ”, bao gồm cả nới lỏng chính sách tài chính ở Đức và cũng như chínhsách tiền tệ từ ECB, coi đây như một dòng vốnluân chuyển tạm thời đến Tây Ban Nha. Trên tất cả, điều này có nghĩa là ECB sẽ hoạt độngnhư cái "phao cứu trợ" cuối cùng cho các chính phủ châu Âu.
Tây Ban Nha đang bị lôi kéo vào một vòng tròn luẩn quẩn của sụpđổ kinh tế, tài chính và chính trị. Ngay cả bây giờ, hiểm họa này vẫn có thểtránh được, miễn là EU sẵn sàng hành động. Nhưng nếu khu vực chỉ đứng ngoài quálâu và để Tây Ban Nha rơi vào bẫy, hậu quả lúc đó sẽ biến khủng hoảng nợ của Hy Lạp chỉlà “trò trẻ con”.
Nguồn http://cafef.vn