Tập đoàn dầu mỏ Rosneft muốn trả đũa phương Tây
Biện pháp bao gồm lệnh cấm các công ty khí đốt và dầu mỏ trả nợ cho các ngân hàng ở châu Âu và Mỹ mà chưa được sự đồng ý từ Ngân hàng Trung ương Nga; tài sản thuộc sở hữu của Mỹ, EU và công dân của họ ở Nga có thể sẽ bị tịch thu như một phương án tạm thời để đảm bảo hoàn thành hợp đồng; và tạm ngừng thu hồi các thiết bị dầu khí được chuyển đến Nga mà theo lệnh trừng phạt là bị cấm sử dụng trong các dự án của nước này.
Đề xuất cũng bao gồm việc thanh toán trước 100% tiền vận chuyển khí đốt sang EU, hoãn lại dự án Dòng chảy phương Nam (South Stream) của Gazprom, cho phép các doanh nghiệp sản xuất khí đốt độc lập ở miền đông Siberia và vùng Viễn Đông Nga sử dụng ống dẫn dầu của Gazprom, hạn chế hợp tác sử dụng các mô-đun của Nga cho Trạm Vũ trụ Quốc tế, và cấm tích trữ chất thải phóng xạ từ EU và Mỹ.
Tác giả của đề xuất này tin rằng điều khoản phải trả trước 100% là không thể nếu không có đủ vốn luân chuyển. Điều này sẽ giúp cải thiện tình hình của Gazprom và khiến các khách hàng mua khí đốt ở châu Âu thêm điêu đứng”.
EU và Mỹ đã ban hành một loạt các lệnh trừng phạt Nga từ tháng 7. Mục tiêu của họ nhằm vào các lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng và năng lượng cũng như một vài doanh nghiệp Nga.
Cụ thể, các công dân và công ty của châu Âu không được phép mua, bán trái phiếu, cổ phiếu hoặc các công cụ thị trường tiền tệ khác có kỳ hạn trên 90 ngày và những công cụ do Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Vnesheconombank, và Rosselkhozbank phát hành sau 1/8/2014.
Danh sách trừng phạt mới nhất của EU và Mỹ nhằm vào Nga từ 12/9 và các công ty dầu khí của Nga bao gồm Rosneft, Transneft và Gazprom Neft.
Rosneft và tỉ phú Arkady Rotenberg, tiếp theo là Sberbank và VTB Bank, đã đệ đơn kiện lên Tòa án Liên minh châu Âu (EU) về các lệnh trừng phạt nhằm vào họ.
Theo nguồn tin từ báo Kommersant, các văn kiện do Rosneft soạn thảo để hỗ trợ nền kinh tế thực và có biện pháp đối phó với các nước ủng hộ trừng phạt Nga đã được gửi lên Tổng thống Putin và sẽ được phân cho các ban ngành liên quan xem xét và phân tích.
Nguồn Infonet