Ông Aiba là Chủ tịch của Togo Seisakusyo Corp. - công ty sản xuất có tuổi đời lên tới 150tuổi. 150 năm trước, người sáng lập của tập đoàn là Jyouuemon Aiba bắt đầu sửa chữa thiết bị nôngnghiệp trên các ruộng lúa ở bán đảo Chita - vùng đất cách thủ đô Tokyo 270km về phía TâyNam.
Togo trải qua nhiều giai đoạn khó khăn: đại thảm họa động đất Kanto 1923, thời kỳ chiến tranhthế giới thứ 2 hay bong bóng tài sản vỡ tung trong những năm 1980. Thế nhưng, giờ đây tập đoàn 150tuổi lại đang phải đối mặt với một thứ hoàn toàn mới: Abenomics - những chính sách kinh tế được ápdụng bởi Thủ tướng Shinzo Abe.
"Chi phí tiền lương ngày càng tăng lên trong khi Abenomics (vốn có mục tiêu là thúc đẩylạm phát) sẽ khiến giá cả của tất cả các mặt hàng đều tăng lên và do đó đẩy tăng chi phí sảnxuất", Aiba chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện tại một nhà máy ở Aichi. "Chúngtôi sẽ bị "chôn vùi" nếu không tìm được nguồn doanh thu mới".
Togo chính là ví dụ xác đáng nhất cho cái giá mà Nhật Bản phải trả khi Thủ tướng Abe nỗ lựcchấm dứt 15 năm giảm phát bằng cách tăng cường kích thích tài khóa và tiền tệ. Trong khi các nhàxuất khẩu lớn như Toyota - khách hàng lớn nhất của Aiba - đang được hưởng lợi từ đồng yên yếu hơn,rất nhiều nhà sản xuất phục vụ thị trường nội địa như Togo đang phải chật vật tìm đường sống. Doanhthu của Togo đã sụt giảm 10% so với mức đỉnh 29 tỷ yên của năm 2007 và hãng cũng đã cắt giảm 20%lực lượng lao động kể từ năm 2008.
Togo đã là nhà cung cấp của Toyota trong suốt 76 năm qua. Trong 15 phút lái xe từ ga Akaiketới trụ sở của Togo, bạn sẽ đi qua hàng loạt nhà máy nối tiếp nhau, phần lớn cung cấp cho những nhàsản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Tình hình của các nhà sản xuất như Togo được phản ánh trong các số liệu chính thức. Trongtháng 9, niềm tin của các nhà sản xuất lớn tăng lên mức cao nhất kể từ 2007, trong khi niềm tintiêu dùng liên tiếp sụt giảm, giá nhiên liệu tăng cao là yếu tố lớn nhất khiến chỉ số gái tiêu dùngtháng 8 tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2008.
Các nhà máy của Togo là một phần của cụm công nghiệp tập trung quanh Nagoya, trải dài trongphạm vi 40km phía Bắc dọc sông Kiso và 50km nữa ở phía Nam của bán đảo Chita - nơi Jyouuemon Aibađã đi từ ngôi làng này sang ngôi làng khác để sửa chữa nông cụ cách đây 1,5 thế kỷ. Đôi lúc, xen kẽgiữa các nhà máy là những thửa ruộng còn sót lại.
Hầu hết vùng này là đất nông nghiệp khi Jyouuemon Aiba bắt đầu sự nghiệp. Cuối cùng, người thợrèn quyết định định cư ở làng Haruki - nơi ông thành lập nên công ty sản xuất nông cụ vào năm 1981.Việc kinh doanh ngày càng phát đạt, dụng cụ của Togo có thể được tìm thấy ở cả những đất nước xaxôi như Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cuộc khủng hoảng Showa năm 1927 khiến doanh thu của Togo sụt giảm mạnh và khi nước Mỹ ở trongthời kỳ Đại suy thoái năm 1929, Togo đã ở bên bờ vực phá sản. Năm 1943, công ty này phục hưng ngaytrong lúc chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn cao trào nhất. Công ty đã vay 3 triệu yên(tương đương 8.300 USD theo giá trị lúc đó) từ chính phủ Mỹ và mua đất để xây nhà máy mới tại nơiđặt trụ sở hiện nay.
Những năm 1950, khi kinh tế Nhật Bản bùng nổ, Togo cũng bùng nổ. Lao động có tay nghề cao trởnên khan hiếm và giống như nhiều công ty Nhật Bản khác, Togo cung cấp xe bus đưa đón nhân viên vàxây dựng cả trung tâm chăm sóc trẻ em, quán café và chung cư để giữ chân công nhân.
Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ bùng nổ, tất cả văn phòng và nhà xưởng của Togo lại biến mấttheo cơn bão khủng khiếp năm 1959. Với khoản vay 10 triệu yên, Togo đã tái thiết và một lần nữa trởnên thịnh vượng cùng với đà phát triển của Toyota, sống sót qua thời kỳ định giá lại đồng yên và cúsốc dầu mỏ trong những năm 1970.
Gần đây nhất, nhu cầu trên toàn thế giới sụt giảm sau khủng hoảng 2008 cũng khiến Togo lao đaovà phải trải qua đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất kể từ khi thành lập. Dẫu vậy, Aiba khẳng định côngty của ông vẫn có thể nổi lên sau tất cả những khó khăn trên. Thế nhưng, lần này thì khác và sốphận của Togo cũng như các nhà sản xuất cỡ nhỏ của Nhật Bản đang ở trong trạng thái mong manh hơnbao giờ hết.