Ảnh: Bloomberg.

 
Mạnh Đức Thứ Sáu | 01/11/2019 17:27

Tăng trưởng suy giảm và giá cả tăng: Tình thế tiến thoái lưỡng nan của nền kinh tế Trung Quốc

Trái phiếu, cổ phiếu Trung Quốc đang giảm giá, khi tăng trưởng GDP suy yếu và giá cả tại nền kinh tế số 2 thế giới đang tăng lên từng ngày.

Cho đến gần đây, các nhà đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ hỗ trợ bằng các biện pháp kích thích mở rộng - ngay cả khi quy mô của nó không bằng những năm trước. Nhưng bây giờ, việc lạm phát tăng mạnh đang củng cố quan điểm rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) không có khả năng sớm triển khai các biện pháp kích thích quy mô lớn.

Mức độ của hiện tường này không lớn như sự đình lạm (stagflation – tăng trưởng suy giảm và giá cả tăng) diễn ra ở Mỹ vào những năm 1970 và đầu những năm 1980, vốn đã tạo áp lực lên cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng sự suy yếu của các thị trường Trung Quốc đang cho thấy Bắc Kinh đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, một vấn đề phức tạp do căng thẳng thương mại và mức nợ tăng cao.

Thị trường trái phiếu và cổ phiếu tại Trung Quốc đang gặp khó khi tăng trưởng suy yếu.
Thị trường trái phiếu và cổ phiếu tại Trung Quốc đang gặp khó khi tăng trưởng suy yếu.

Ông Amy Lin, một nhà phân tích tại Thượng Hải tại Capital Securities cho biết, một nền kinh tế yếu kém điều có thể lường trước được, nhưng vấn đề là lạm phát đã làm giảm dư địa để PBOC để cắt giảm lãi suất.

Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm khoảng 4% so với cuối tháng 4. Và chỉ số này đã giảm 10 % mức cao trong năm nay.

Trong khi đó, trái phiếu Chính phủ Trung Quốc đã hoạt động kém hơn so với các trái phiếu của các nước khác trong năm nay. Trái phiếu Chính phủ Trung Quốc kỳ hạn mười năm đang hướng tới tuần giảm thứ tư liên tiếp. Sự thất vọng mới nhất: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định rút ròng trị giá 590 tỷ Nhân dân tệ (84 tỷ USD) trong hệ thống tài chính trong tuần này bằng cách cho phép các khoản vay thị trường tiền tệ được phát hành trước đây cho các tổ chức tài chính.

PBOC cũng đã trì hoãn việc sử dụng một công cụ cho vay một năm, vốn được giới phân tích kỳ vọng. Ngay cả trước khi giá tăng lên trong thời gian gần đây, ngân hàng trung ương đã cảnh giác về việc cắt giảm lãi suất cho vay thực tế, vì lo ngại về mức nợ cao và sự ổn định của hệ thống tài chính. Lạm phát gia tăng khiến PBOC khó có khả năng nới lỏng đáng kể.

Giá tiêu dùng đã tăng 3% trong tháng 9 so với một năm trước đó, do giá thịt lợn tăng 69% nhờ dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất trên thế giới. Deutsche Bank không loại trừ lạm phát lên tới 4%.

“Khủng hoảng thịt lợn không phải là một vấn đề nhỏ - đã có dấu hiệu về những điều chỉnh chính sách tiền tệ”, ông Qu Qing, nhà kinh tế trưởng tại Jianghai Securities, cho rằng lạm phát tại Trung Quốc thậm chí có thể vượt 4,5% trong tháng 1. Và nó sẽ càng khiến các nhà hoạch định chính sách tập trung hơn vào việc giảm giá bất động sản, theo ông Qu.

Nguồn Bloomberg