Tăng giới hạn tốc độ tăng trưởng là thách thức đối với kinh tế toàn cầu
Sự suy giảm trong giới hạn tốc độ tăng trưởng mà tại đó lạm phát bùng lên là một mối lo ngại vì nguy cơ sẽ gây sức ép tới các ngân hàng trung ương, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất sớm hơn mong muốn. Tiềm năng tăng trưởng yếu cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khả năng chiến thắng trong cuộc chiến đòi tăng lương của công nhân và khả năng cắt giảm nợ của chính phủ.
Cuộc tranh luận đưa ra điểm mấu chốt sau 6 năm lo ngại làm thế nào để thúc đẩy nhu cầu và tăng nguồn cung để các nền kinh tế có thể kiểm soát được sự tăng trưởng nhanh chóng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trong một khoảng thời gian có thể vượt quá mức tiềm năng - được xác định bằng sự phát triển của lực lượng lao động và năng suất lao động - nhưng cũng không thể kéo dài trong một thời gian dài. IMF dự báo, các quốc gia tiến tiên, lần đầu tiên kể từ năm 2010, sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức 2% của năm 2014.
Thư ký Bộ trưởng tài chính Mỹ Jacob J. Lew cho biết, việc kiểm soát tăng trưởng để tạo việc làm và tăng mức sống hiện tại là ưu tiên hàng đầu đối với thế giới và là yếu tố sẽ tạo bước ngoặt cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam cho biết, các nước nên tập trung tăng trưởng trong trung hạn hơn ngắn hạn và cần chú trọng nhiều hơn vào cải cách cơ cấu.
Thách thức mà các nước phải đối mặt đã được Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế học của JPMorgan, đề cập đến trong bài thuyết trình tại Washington. Ông ước tính, tăng trưởng tiềm năng của các nền kinh tế phát triển vào khoảng 5,2% của GDP. Trong bối cảnh nhu cầu vẫn còn yếu, xu hướng tăng trưởng mới vẫn ở khoảng 4% của GDP.
Theo ông Kasman, rõ ràng, khủng hoảng nguồn cung đang trở thành "một căn bệnh kinh niên". Tỷ lệ dân số trong tuổi lao động có việc làm giảm xuống khoảng 54% từ mức 56% trước khủng hoảng. Đầu tư giảm xuống 20% từ mức 22%.
Lawrence Summers, Cựu Thư ký Bộ tài chính Mỹ cũng cảnh báo những điều đang chờ đợi các quốc gia giàu có nếu chính phủ thất bại trong việc đẩy mạnh đầu tư nhằm tăng năng lực của nền kinh tế. Lãi suất thấp cùng với tỷ lệ thất nghiệp đối với công nhân xây dựng tăng lên 2 con số cho thấy không có trở ngại nào đối với việc chi tiêu công của Mỹ vào cơ sở hạ tầng.
Sau khi chi tiêu vào các gói kích thích trong những năm gần đây, IMF cũng đang nỗ lực điều chỉnh nhằm vào sự suy yếu của nguồn cung. Trong các bài phát biểu và báo cáo công bố tuần trước, các quan chức lập luận rằng, xu hướng giảm xuống của tăng trưởng có thể sẽ gây khó khăn cho chính phủ trong việc khôi phục lại trật tự tài chính, và sự thất bại trong việc "hồi sinh" vốn đầu tư hoặc tăng nguồn cung nhân công báo hiệu tình trạng suy yếu kéo dài của kinh tế.
Theo Olivier Blanchard, chuyên gia kinh tế học của IMF, những giải pháp có tiềm năng bao gồm cải cách hoạt động của thị trường lao động, tăng tính cạnh tranh và năng suất trong lĩnh vực phi thương mại, giảm bớt ảnh hưởng của chính phủ và cải thiện chi tiêu công. IMF ước tính, trong tháng 2, cải cách có thể mang lại cho kinh tế thế giới thêm 2,25 nghìn ty USD vào năm 2018.
Joe Hockey, Bộ trưởng tài chính Úc nhận định, không dễ dàng để có thể nâng tăng trưởng của kinh tế thế giới. Không sớm thì muộn, việc nới lỏng chính sách tiền tệ chắc chắn sẽ kết thúc và chính phủ không có khả năng tài chính để tiếp tục bơm tiền. Khi đó, các nước sẽ phải cải cách cơ cấu mà xét về mặt chính trị, đây là một việc rất khó khăn.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều lo lắng. Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne quay lại với chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng và phản đối cách giải quyết của ông Summers về việc tăng cường chi tiêu công.
Các ngân hàng trung ương ở Washington cũng đề cập đến việc thiếu nhu cầu được thể hiện bằng khoảng cách giữa tăng trưởng tiềm năng và tăng trưởng thực tế. Stephen Poloz, Thống đốc ngân hàng Canada cho biết, sự tồn tại của khoảng cách này đang kéo giảm lạm phát xuống thấp hơn so với dự báo của mô hình truyền thống.
Điều đó không có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách tiền tệ không phải lo lắng về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), xu hướng dự báo về tốc độ tăng trưởng dài hạn giảm xuống 2,2% từ mức 2,3% trong tháng 3.
Mặc dù Ngân hàng Trung ương châu Âu không ước tính tốc độ tăng trưởng tiềm năng của khu vực nhưng trong tháng 1, Ủy ban châu Âu cảnh báo rằng, khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng trên 1%, chỉ bằng 1/2 mức tăng trưởng của thập kỷ trước khi khủng hoảng nợ xảy ra.
Adam Posen, chủ tịch của Viện kinh tế học quốc tế Peterson ở Washington, cho biết, tốc độ tăng trưởng tiềm năng càng thấp thì lãi suất có thể sẽ càng tăng nhanh. Điều này cũng có nghĩa là các cơ quan quản lý có thể sẽ đánh tín hiệu về việc giảm lãi suất chuẩn xuống mức thấp kỷ lục.
Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn để giúp tăng năng suất lao động, trong khi Fed đang cố gắng để thu hút người dân quay trở lại thị trường lao động.
Nguồn Gafin/ Bloomberg/ NCDT