Bà Liz Truss, tân Thủ tướng nước Anh. Ảnh: The Guardian.
Tân Thủ tướng Anh đang gặp nhiều "bài toán khó"
Ngày 5/9, bà Liz Truss trở thành tân Thủ tướng nước Anh, người sẽ kế nhiệm ông Boris Johnsons, với sự ủng hộ của 81.326 thành viên đảng, còn đối thủ của bà, ông Sunak nhận được 60.399 phiếu
Tân thủ tướng tuyên bố sẽ đưa ra "kế hoạch táo bạo" nhằm cắt giảm thuế và tăng trưởng nền kinh tế, bà cam kết đối phó với các hóa đơn năng lượng tăng cao và ổn định nguồn cung năng lượng, đồng thời cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Chi tiết gói hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ được công bố vào cuối tuần này, hội đồng hiện đang cân nhắc mức chi tiêu lên đến 100 tỉ bảng Anh cũng như giữ giá hóa đơn năng lượng. Các ngân hàng thương mại sẽ cấp vốn cho gói hỗ trợ trên với sự bảo lãnh của chính phủ, và tín phiếu dài hạn.
Theo báo cáo, hội đồng cũng đang cân nhắc “đóng băng” hóa đơn của các hộ gia đình cho đến khi cuộc tổng tuyển cử dự kiến tiếp theo vào năm 2024. Bên cạnh đó, bà Truss được cho là đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động khai thác khí đốt ở Biển Bắc.
Nếu theo đúng kế hoạch, hóa đơn năng lượng trung bình hàng năm của hộ gia đình sẽ duy trì ở mức 1.971 bảng thay vì tăng lên 3.549 bảng vào tháng tới.
Tuy vậy, tân thủ tướng sẽ phải đối mặt với hàng loạt bài toán khó, trong đó nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vì hóa đơn năng lượng tăng cao cũng như sụt giảm thu nhập lớn nhất ở Anh kể từ những năm 1950, với dự báo lạm phát chạm 11% cuối năm nay. Trên hết, lòng tin vào thể chế đất nước cũng đang suy yếu đáng kể.
Bà Liz Truss, tân Thủ tướng nước Anh. |
Làn sóng đình công trên diện rộng ở cả khu vực công và tư nhân nhằm phản đối chính sách tăng lương dưới mức lạm phát và tình trạng quá tải trầm trọng của Hệ thống dịch vụ y tế quốc gia (NHS) với khoảng 6,7 triệu người đang chờ được điều trị tại các bệnh viện, mức cao nhất trong lịch sử 74 năm của NHS, là những thách thức phải giải quyết sớm.
Nhiều quốc gia trên thế giới cũng phải đối mặt với những khó khăn kinh tế tương tự. Tuy nhiên, thách thức với Anh còn lớn hơn khi nước này vừa rời Liên minh châu Âu, theo Wall Street Journal.
Theo kết quả thăm dò ý kiến của Yonder Consulting công bố vào tháng 6, 69% người dân ở Anh và xứ Wales tin rằng đất nước đang đứng trước thời kỳ suy thoái, 62% không còn coi Anh là nhà lãnh đạo toàn cầu, còn 76% cho rằng hệ thống chính trị đã bị phá vỡ.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh tế "cháy chậm", Nga bắt đầu thấm các lệnh trừng phạt từ phương Tây?
Nguồn The Guardian