Thứ Tư | 19/12/2012 10:01

Tại sao Trung Quốc có thể khủng hoảng tín dụng kiểu Mỹ?

Trung Quốc đang bùng nổ hoạt động “tín dụng đen” và đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này vào nguy cơ khủng hoảng tín dụng kiểu Mỹ.
Một chuyên gia tài chính phố Wall cảnh báo, Trung Quốc đang tiến gần hơn đến nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong lĩnh vực “tín dụng đen”. Tại Trung Quốc các sản phẩm quản lý tài sản (WMP) phát triển bùng nổ trong vài năm trở lại đây.

Nhà đầu tư chọn loại sản phẩm này thay vì các tài khoản tiết kiệm truyền thống hay chứng chỉ tiền gửi bởi chúng cho lợi suất cao hơn. Trong khi lãi suất 1 năm với chứng chỉ tiền gửi là 3,3% thì với sản phẩm trên là gần 4% thậm chí tới 13%. Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro hơn để có lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra hồi đầu năm do Reuters thực hiện cho thấy WMP hầu hết là các đảm bảo ngắn hạn, có những sản phẩm chỉ có thời hạn đảm bảo vài tuần. Các tài sản cần bảo lãnh thì rất đa dạng từ trái phiếu doanh nghiệp đến các dự án hạ tầng dài hạn.

Những vụ vỡ nợ liên quan đến WMP thời gian gần đây bắt đầu khiến người ta lo ngại. Có những vụ vỡ nợ, nhà đầu tư mất đến 22,5 triệu USD và đây cũng là trường hợp đầu tiên công khai nhà đầu tư mất cả gốc lẫn lãi do đầu tư vào WMP.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu nhà đầu tư ngừng mua WMP, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt một nguồn tín dụng lớn, và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Trung Quốc vốn suy giảm suốt thời gian qua.

Nếu dựa vào hành động của các nhà điều tiết, thì đó có thể là một rủi ro lớn đối với bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và có thể dẫn đến vấn đề thanh khoản trong hệ thống tài chính Trung Quốc.
Trong một cảnh báo về rủi ro do WMP gây ra đối với hệ thống tài chính, Fitch cho biết, đến cuối năm 2012, Trung Quốc sẽ có khoảng 13 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 2 nghìn tỷ USD) tài sản là WMP, tương đương 16% tiền gửi các ngân hàng thương mại.

Hiện có 2 loại WMP, một do ngân hàng phát hành, một do ngân hàng kinh doanh với tư cách đại lý bán cho một định chế khác.

Ở trường hợp thứ nhất, cả tiền gốc và lãi được bảo lãnh và lãi suất có xu hướng thấp hơn, trong khi ở trường hợp thứ 2 không có bảo lãnh nhưng lãi suất cao hơn. Một khác biệt nữa là tài sản ở trường hợp thứ 2 không được tính vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Ngân hàng có tên Huaxia cho biết, họ công phát hành WMP và các sản phẩm này cũng do 1 nhân viên của họ bán do đó họ không chịu trách nhiệm tài chính.

Các nhà điều tiết Trung Quốc đang điều tra liệu ngân hàng này có phải gánh trách nhiệm tài chính hay không. Nếu ngân hàng bị buộc phải bù đắp mất mát cho nhà đầu tư thì sẽ góp phần củng cố niềm tin vào sản phẩm này. Nhưng mặt khác, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải đưa khoản liên quan đến WMP vào bảng cân đối kế toán, khi đó gánh nặng nợ của họ sẽ tăng và nguy cơ vỡ nợ là rất lớn.

Chủ tịch Bank of China hồi tháng 10 cảnh báo, nhiều tài sản liên quan đến WMP phụ thuộc vào các dự án hạ tầng dài hạn, các dự án bất động sản bỏ không và thậm chí những dự án rủi ro cao không thể tạo ra lợi nhuận đủ để trả nợ và khi đó vỡ nợ là tất yếu.

Mặt khác, WMP thường là nguồn vốn ngắn hạn nhưng sử dụng cho các dự án dài hạn nên dễ dẫn đến khủng hoảng thanh khoản nếu thị trường bị đóng băng đột ngột.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện