Chủ Nhật | 16/03/2014 09:02

Tại sao trưng cầu dân ý ở Crimea quan trọng?

Có 3 lý do chính khiến thế giới nhận thức được tầm quan trọng của cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea.
1. Thế giới có thể sẽ chào đón một quốc gia mới

Ngày 16/3, người dân Crimea sẽ tham gia cuộc trưng cầu dân ý, quyết định số phận của nước Cộng hòa tự trị này. Theo Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, cuộc trưng cầu dân ý đã được dàn xếp trước và người dân có thể dễ dàng dự đoán kết quả cuối cùng.

Dự đoán, đại bộ phân cử tri sẽ ủng hộ phương án tách Crimea ra khỏi Ukraine, trở thành một quốc gia độc lập hoàn toàn.

Nếu người dân Crimea bỏ phiếu theo sắc tộc thì 58% dân số là người gốc Nga sẽ thắng thế và một quốc gia độc lập mới sẽ ra đời. Trong khi đó, có khoảng 25% dân số là người gốc Ukraine và 12% là người Tatar và Hồi giáo – từng bị đày ải dưới thời Lãnh tụ Liên bang Xô Viết Joseph Stalin – chống đối lại quan điểm này.

Trên thực tế, việc Crimea ly khai khỏi Ukraine không được chính phủ Ukraine và một số nước trên thế giới ủng hộ.

2. Căng thẳng và bạo lực thế giới leo thang

Đối với nội bộ Ukraine, một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý quan trọng ở khu tự trị Crimea, các vụ bạo loạn giữa phe ủng hộ Ukraine và Nga ở thành phố Kharkiv thuộc miền đông Ukraine đã làm ít nhất 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Trước đó, đụng độ bạo lực cũng xảy ra Donetsk tại biên giới giáp ranh giữa Ukraine và Nga tối ngày 13/3, làm ít nhất 1 người thiệt mạng. Donetsk có khả năng sẽ trở thành điểm nóng tiếp theo khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng.

Đối với quan hệ giữa Ukraine và Nga, căng thẳng và lo ngại thực sự nằm ở việc Nga quyết định sẽ thực hiện kết quả của cuộc trưng cầu dân ý với hành động quân sự hay ngay lập tức sáp nhập Crimea.

Kể từ khi Thủ tướng Viktor Yanukovych bị lật đổ, có nhiều nghi vấn về việc quân đội Nga xâm nhập vào Crimea trước sự phủ nhận của Thổng tống Vladimir Putin và giới quan chức.
Các nhà phê bình cho rằng, sự xuất hiện của quân đội Nga tại Crimea sẽ làm mất uy tín của cuộc trưng cầu dân ý.

Đối với quan hệ giữa Nga và phương Tây, việc chính phủ Ukraine kêu gọi sự can thiệp của cộng đồng quốc tế để giải quyết hành động xâm lược đầy khiêu khích của Nga trong nỗ lực sáp nhập Crimea đã làm gia tăng căng thẳng giữa khu vực này.

Trong khi phương Tây liên tục nói về biện pháp trừng phạt Nga nếu sáp nhập Crimea thì Nga cũng tuyên bố sẽ đáp trả bằng các hành động quân sự.

Ngày 14/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vẫn không thể đưa ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra tại Ukraine sau 6 giờ đàm phán.

3. Thị trường thế giới biến động liên tục

Đối với Ukraine, nước này đang phải đối diện với nhiều khó khăn như kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng nhanh. Trong khi đó, bạo động, bạo lực gia tăng trước cuộc trưng cầu dân ý của Crimea đang nhấn chìm Ukraine vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Đối với Nga, dòng tiền tiếp tục bốc hơi khỏi Nga khi giới đầu tư lo ngại về những bất ổn xung quanh mối quan hệ giữa Nga với phương Tây trước kết quả trưng cầu dân ý. Dư báo về tăng trưởng kinh tế Nga giảm mạnh cùng với thị trường chứng khoán giảm điểm liên tiếp và tiền tệ mất giá.

Nếu kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là Crimea ly khai khỏi Ukraine, Mỹ có thể sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga do hành động chiếm đóng quân sự tại Crimea. Hậu quả là chứng khoán Nga và giá trị đồng rúp sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.

Đối với thế giới, thời gian gần đây, lo ngại diễn biến tại Ukraine và đặc biệt là kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tạ Crimea khiến các nhà đầu tư trên thế giới vô cùng hoang mang, dẫn đến thị trường chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa lên xuống thất thường.

Nguồn Dân Việt/ Tổng hợp


Sự kiện