Việc đóng cửa nghiêm ngặt và các chương trình tiêm chủng đang chứng minh con đường tốt nhất để làm phẳng đường cong COVID-19. Ảnh: Bloomberg.
Tại sao số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu giảm mạnh?
Theo Financial Times, sự sụt giảm đáng kể số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu kể từ đầu năm đã củng cố hy vọng rằng các quốc gia sẽ có thể ngăn chặn đại dịch. Mặc dù, những lo ngại về sự xuất hiện của các biến thể mới vẫn còn đó.
Tỉ lệ lây nhiễm trên toàn cầu đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2021, từ hơn 5 triệu ca một tuần xuống còn 2,5 triệu vào giữa tháng 2. Mức giảm mạnh nhất đến từ một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào cuối năm 2020, bao gồm Mỹ, Anh, Nam Phi, Israel và Bồ Đào Nha. Tỉ lệ nhiễm bệnh ở mỗi quốc gia này đã giảm hơn 50% trong tháng qua.
Đồng giám đốc của Trường Y tế Công cộng Thụy Sĩ Antoine Flahault cho biết: “Điều khiến tôi hy vọng là những quốc gia này, như Anh, Mỹ có cơ hội duy trì mức độ lưu hành virus thấp. Họ có cơ hội thứ 2 để nắm quyền kiểm soát”.
Các ca nhiễm đã giảm mạnh ở các quốc gia bao gồm Mỹ và Anh, nhưng đang tăng mạnh ở những quốc gia khác. Ảnh: Đại học Johns Hopkins. |
Mặc dù, tỉ lệ lây nhiễm đang giảm ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng, tỉ lệ lây nhiễm toàn cầu đã bắt đầu tăng lên trong những ngày gần đây, dẫn đầu là sự gia tăng ở các nước EU bao gồm Hungary và Pháp, cũng như tỉ lệ lây nhiễm cao ở những nước khác, đặc biệt là Brazil. Có 2,6 triệu ca nhiễm mới trên toàn cầu trong tuần tính đến ngày 23.2, tăng 3% trong 5 ngày.
Giáo sư dịch tễ học Mark Lurie tại Đại học Brown, Mỹ, cho biết: "Các xu hướng có thể đảo ngược, vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều lần với COVID-19.
Theo các chuyên gia, việc tiêm chủng đã đóng một vai trò trong việc giảm số ca mắc bệnh ở Mỹ và Anh. Đây là những quốc gia đã tiêm vaccine tương ứng cho 13,5% và 28% dân số của họ. Tuy nhiên, điều đó không giải thích cho xu hướng này.
Tình trạng lây nhiễm đã giảm ở Vương quốc Anh khi quốc gia này thực hiện một trong những vụ phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới. Ảnh: Google community mobility. |
Ngược lại, một số quốc gia vẫn tương đối cởi mở, chẳng hạn như Pháp và Brazil, đã phải vật lộn để làm phẳng các đường cong dịch bệnh của họ.
Để làm phức tạp bức tranh, Mỹ đã chỉ đạo tránh xa một cuộc phong tỏa quốc gia nhưng các bệnh lây nhiễm đã giảm mạnh. Các nhà dịch tễ học cho rằng sự sụt giảm 72% các ca nhiễm kể từ đầu tháng 1 một phần là do giãn cách xã hội một cách có kỷ luật và ít đi lại sau các kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn và Giáng sinh.
Trong khi đó, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tin rằng: ở Nam Phi, mức độ nhiễm trùng quá cao, đặc biệt là ở các cộng đồng da đen nghèo hơn. Điều này có khả năng tạo ra một rào cản tự nhiên đối với các ca nhiễm mới.
Một nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt khi hành khách đến ga cuối đường sắt ở Mumbai vào ngày 6.1.2021. Giám đốc điều hành Adar Poonawalla của Viện Huyết thanh Ấn Độ cho biết: Ấn Độ không thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trong nhiều năm. Ảnh: CNN. |
Mức độ lây nhiễm ở Ấn Độ đã giảm đều đặn kể từ tháng 7 và vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân một phần là do sự vắng mặt rõ ràng của các biến thể mới, cũng như khả năng miễn dịch tự nhiên khá cao, lên tới 56% ở New Delhi.
Ở Pháp, giống như ở Anh, mức độ miễn dịch tự nhiên không bao giờ đủ cao để tự làm giảm đáng kể các ca bệnh.
Các ca nhiễm đã tăng mạnh trở lại ở các vùng của Pháp sau khi nới lỏng các hạn chế. Tỉ lệ nhiễm trùng ở Brazil đã không giảm. Ảnh: Financial Times. |
Có những lo ngại về một sự trỗi dậy mới trong các ca nhiễm ở khắp Trung Âu, kèm theo ở một số quốc gia là sự xuất hiện của biến thể đã xuất hiện ở Anh. Cộng hòa Czech đã ghi nhận 968 ca nhiễm virus trên 100.000 người trong 2 tuần qua, tỉ lệ nhiễm trên đầu người cao nhất EU.
Chủ nhiệm bộ môn dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Azra Ghani tại Trung tâm phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết: “Chúng tôi đang thấy nhiều bằng chứng để chống lại ý tưởng về tác động mạnh theo mùa. Bởi, COVID-19 cũng lưu hành ở những vùng có khí hậu rất nóng”.
Có thể bạn quan tâm:
► Biến thể COVID-19 đáng lo ngại liên quan đến một nửa số ca bệnh ở California