Tại sao nới lỏng định lượng không phải là in tiền?
Như vậy, nhìn vào bảng cân đối kế toán này, tài sản của ngân hàng ABC bao gồm bao gồm dự trữ 50 tại ngân hàng trung ương, 50 khoản vay và 40 trái phiếu. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương có tài sản bao gồm 70 trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc nhưng nợ phải trả bao gồm dự trữ 50 và tiền (tiền và các khoản tương đương tiền) là 20. Trong khi đó, kho bạc có tài sản là 110 và nợ phải trả là 110, trái phiếu và tín phiếu do các ngân hàng và ngân hàng trung ương nắm giữ.
Bây giờ, xem xét bảng cân đối kế toán khi ngân hàng trung ương nới lỏng định lượng. Ngân hàng trung ương mua tất cả trái phiếu mà ngân hàng ABC đang nắm giữ.
Ngân hàng ABC chỉ thay đổi các thành phần trong danh mục đầu tư. Việc hoán đổi từ trái phiếu sang dự trữ cũng không khác so với hoán đổi tài sản. Vì vậy, không có sự gia tăng quy mô bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, bảng cân đối của ngân hàng trung ương thay đổi đáng kể. Tài sản tăng lên 40 trái phiếu và bên cột nợ, dự trữ tăng lên một khoản tương ứng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không có sự thay đổi lượng tiền mặt mà công chúng đang nắm giữ.
Bảng cân đối kế toán của kho bạc không có gì thay đổi, không có trái phiếu mới được phát hành và không có nguồn thu.
Vì vậy, có thể thấy rằng trong khi bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương không mở rộng, chỉ có tác động trong khu vực tư nhân là thay đổi các thành phần của bảng cân đối kế toán ngân hàng, trái phiếu đổi thành dự trữ. Tổng tài sản khu vực tư nhân không thay đổi. Do đó, tiền không được tạo ra hoặc đơn giản là bán cổ phiếu để mua trái phiếu.
Lúc này, một số ý kiến cho rằng dự trữ là tiền nhưng đây là một sự nhầm lẫn.
Tiền có 2 chức năng: là phương tiện trao đổi, là phương tiện lưu trữ giá trị và một đơn vị tính toán. Các khoản dự trữ ngân hàng có giá trị hoặc có thể là đơn vị tính toán nhưng chắc chắn không phải là một phương tiện trao đổi.
Chỉ có các tổ chức tài chính có thể giữ các khoản dự trữ tại ngân hàng trung ương. Khoản dự trữ là cố định trong ngân hàng và không thể dùng để trao đổi.
Việc các ngân hàng, đại lý trái phiếu hoặc bất cứ ai nắm giữ trái phiếu coi chúng như một tài sản giá trị cũng không khiến trái phiếu trở thành phương tiện trao đổi.
Khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mua trái phiếu, những người nắm giữ trái phiếu có khuynh hướng thay thế bằng một loại tài sản có giá trị như cổ phiếu nhưng cũng không phải là một phương tiện trao đổi. Tiền chỉ đơn giản chuyển từ một tài sản này đến một tài sản khác và không đóng góp vào chi phí thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát.
Lạm phát có thể xảy ra nếu hệ thống ngân hàng sử dụng khoản dự trữ để mở rộng hoạt động cho vay. Đây là mối quan tâm cơ bản của những người lo ngại rằng QE sẽ gây ra lạm phát hoặc lạm phát phi mã và điều này không phải là bất hợp lý.
Tuy nhiên, điều này có thể là một sự nhầm lẫn, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), trên thực tế, dự trữ hầu như không phản ánh các quyết định cho vay của ngân hàng. Khoản dư nợ tín dụng được xác định bởi việc cung cấp các khoản vay của ngân hàng, dựa trên cơ sở cân bằng giữa lợi suất và rủi ro và nhu cầu đối với các khoản vay.
Bằng chứng cho thấy QE không gây lạm phát có thể thấy qua trường hợp của Nhật Bản. Nhật Bản tung ra QE từ 2001 đến 2006 nhưng vẫn chưa thoát khỏi giảm phát. QE của Nhật Bản không hiệu quả bởi vì dù có lãi suất bằng không cũng không có ai muốn vay. Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng giảm và khi các ngân hàng bắt đầu cho vay khoản dự trữ, tiền cũng không được tạo ra và không có sự gia tăng áp lực lạm phát.
Nguồn CNBC/Dân Việt