Tại sao khủng hoảng tài chính Síp không thể xảy ra ở Mỹ?
Trong một báo cáo gửi cho khách hàng, Paul Ashworth, kinh tế trưởng của Capital Economics Paul Ashworth so sánh tình hình ở Síp với ngành ngân hàng bất ổn ở Mỹ và kết luận ít có khả năng trường hợp của Síp sẽ lặp lại ở Mỹ.
Theo ông Ashworth, tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ tương đương 93% GDP, trong khi con số này ở Síp là 716% GDP. Hơn tất cả, các ngân hàng Mỹ đã được cung cấp vốn tốt hơn và có đủ dự trữ để chi trả các khoản nợ.
Các ngân hàng lớn nhất Mỹ gần đây đều vượt qua cuộc kiểm tra về mức độ an toàn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Tại Síp, tài sản phần lớn tập trung tại hai ngân hàng lớn nhất nước này, trong đó bao gồm 2 khoản nợ của Hy Lạp. Điều tương tự xảy ra với Mỹ, công ty môi giới chứng khoán MF Global cũng phá sản do liên quan đến thanh khoản khi mua lại các khoản nợ của một số chính phủ trong đó bao gồm cả nợ của chính phủ Hy Lạp.
Trong trường hợp khủng hoảng ngành ngân hàng xảy ra, theo lý thuyết những người gửi tiền sẽ được yêu cầu cùng chịu thiệt hại với ngân hàng nếu họ nắm giữ một tỷ lệ lớn các khoản nợ của ngân hàng.
Tuy nhiên, theo quy định của ngành ngân hàng Mỹ, các khoản tiền gửi được đảm bảo thông qua Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Tập đoàn này có đủ tiền để hoàn trả các khoản tiền gửi lên đến 250.000 USD trong trường hợp ngân hàng phá sản, Paul Ashworth nói.
"Với số tiền gửi tại Fed, các ngân hàng Mỹ hiện giờ tự tin có đủ tiền mặt để thanh toán toàn bộ các khoản vay còn nợ của mình," ông Ashworth nói.
Với các nhà đầu tư, có dường như đang mua vào cả trong trường hợp rằng khủng hoảng giống như tại Síp có thể xảy ra tại Mỹ, và rằng những vấn đề của khu vực đồng euro sẽ không kéo chứng khoán Mỹ giảm điểm. Chỉ số chứng khoán S&P 500 hôm qua tiếp tục lập kỷ lục mới.
Nguồn CNBC