Tại sao giả thuyết thị trường hiệu quả lại xứng đáng đạt giải Nobel?
Tuy nhiên, ngạc nhiên hơn cả là Eugene Fama, với Lars Peter Hansen – cùng chia sẻ giải thưởng với giáo sư Shiller. Câu chuyện đùa xưa cũ về giải Nobel kinh tế được trao cho hai người đàn ông bất đồng ý kiến: Friedrich von Hayek và Gunnar giờ đây lặp lại giữa giáo sư Fama và Shiller, ít nhất là từ cái nhìn đầu tiên vào giả thuyết của hai nhà kinh tế học này. Giáo sư Fama chỉ ra rằng các thị trường hiệu quả còn giáo sư Shiller cho rằng ngược lại.
Ý tưởng về thị trường hiệu quả đã bị chỉ trích trong vài năm qua, do đó khoảnh khắc vinh quang của Fama dường như chưa đến.
Niềm tin thị trường tài chính hiệu quả nghe giống như tín điều Thatcher ( cựu nữ thủ tướng Anh giai đoạn chiến tranh lạnh) nhưng nó khá khác với các lý thuyết tài thị trường tài chính như giá cổ phiếu ngày nay phản ảnh mọi thứ chúng ta hiện thời biết về giá của chúng. Không có mặc cả, không dễ dự đoán và không có kế hoạch để kiếm tiền nhanh.
Chúng ta cần phải biết nhiều hơn về ý tưởng của giáo sư Fama. Chúng ta sẽ học được rằng cố gắng để chọn một cổ phiếu giá tốt hoặc kiếm một món vớ bở với tài sản mua để bán/cho thuê (buy-to-let property) sẽ hơi giống với nỗ lực để đứng xếp hàng nhanh nhất trong siêu thị. Hiển nhiên rằng trong một hàng xếp nhanh nhất, mọi người sẽ nhập vào đó và nó sẽ không phải là hàng nhanh nhất trong thời gian dài. Nếu giáo sư Fama đúng với giả thuyết thị trường thực sự hiệu quả và bằng chứng cho thấy có lẽ thị trường hiệu quả thì chúng ta không thể chọn được một khoản đầu tư thông minh ngoại trừ gặp hên bất ngờ.
Đồng thời, không ai có thể đoán trước thị trường sẽ thế nào ngày mai, bởi vì thị trường hiệu quả đã phản ánh mọi thứ chúng ta biết. Giá thay đổi hàng ngày chỉ vì tin tức, không phải do bất kỳ điều gì chúng ta có thể đoán trước vào ngày hôm qua. Hãy nghĩ đến tất cả thời gian chúng ta có thể tiết kiệm bằng cách tảng lờ những dự đoán của các nhà kinh tế học.
Các nhà đầu tư mà tin vào thị trường hiệu quả sẽ kiếm được nhiều tiền hơn hoặc có thể nói là mất ít tiền hơn.
Họ sẽ không trả những khoản phí lớn cho các nhà quản lý quỹ để chọn được cổ phiếu tốt bởi vì họ không cho rằng các nhà quản lý quỹ có thể chọn được cổ phiểu tốt.
Họ không quan tâm đến các mục quảng cáo về hoạt động thị trường vừa qua, bởi vì trên thị trường hiệu quả các hoạt động vừa qua thật sự không nói gì về tương lai.
Họ không cố tính toán thời gian cho thị trường, trong thực tế đó là việc đầu tư ồ ạt vào thời điệm thị trường lên và bán tháo trong thời điểm thị trường xuống – mua cao và bán thấp. Trong thực tế, họ thậm chí không nhìn vào thị trường cổ phiếu làm gì từ ngày này sang ngày khác. Tại sao lại phải bận tâm khi nó sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào tình thế lao đao và có khi nếm trái đắng?
Khi giả thuyết của giáo sư Fama lan truyền rộng rãi, chúng đã giúp phổ quát hóa phương pháp đầu tư giá thành thấp nhưng đa dạng và xóa bỏ đi ý tưởng rằng bậc thầy của thị trường tài chính phải được trao giải hậu hĩnh cho khả năng chọn cổ phiếu. Với lòng tin, giáo sư Fama đã dành hàng thập kỷ để tìm kiếm những ngoại lệ cho lý thuyết của chính ông và đã tìm được một số, điển hình là các công ty nhỏ sẽ tạo ra được khoản lợi nhuận vượt trội sau khi các định giá thị trường của công ty giảm không đồng bộ với các định giá trong sổ sách kế toán.
Trong thời điểm khủng hoảng tài chính, sự đóng góp của giáo sư Shiller cho các tư tưởng kinh tế là điều rõ ràng nhận thấy. Song sự đóng góp của giáo sư Fama tinh tế và khó nhận biết hơn: nếu nhiều nhà đầu tư coi lý thuyết thị trường hiệu quả là một điều nghiêm túc thì họ sẽ hoài nghi các tài sản dưới chuẩn mà bằng cách nào đó đã được đánh giá an toàn và lợi tức cao. Bất kỳ người nào theo giả thuyết của Eugene Fama đều sẽ ngửi thấy "mùi chuột" trước khi khủng hoảng tài sản dưới chuẩn xảy đến.