Ảnh: ZUMA PRESS.

 
Bảo Hân Thứ Sáu | 25/03/2022 13:59

Tại sao cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Tập đoàn Alibaba rơi vào thế khó xử?

Nga vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của Alibaba nhưng lại mang ý nghĩa quyết định đối với nỗ lực mở rộng ra nước ngoài.

Trong một chuyến công tác tới Nga vào năm 2016, Chủ tịch của Alibaba, ông Jack Ma đã dùng bữa trưa và lắng nghe các giám đốc điều hành chia sẻ về thành công mà công ty đang đạt được tại đất nước này.

Theo một người có mặt tại thời điểm đó, ông tỏ ra hoài nghi và hỏi một cô phục vụ xem cô ấy biết gì về AliExpress (dịch vụ bán lẻ trực tuyến thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba). Cô ấy nói rằng mình đã sử dụng nó gần như mỗi tuần. Đầy ngạc nhiên, ông Jack Ma quyết định tiếp tục đầu tư thêm nguồn lực vào Nga, bao gồm hàng chục nhân viên từ trụ sở chính của Alibaba tại Hàng Châu và sau đó, đầu tư 100 triệu USD để thành lập liên doanh với ba tập đoàn lớn của Nga.

Nga đã trở thành tia sáng hiếm hoi của AliExpress, vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của Alibaba nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với nỗ lực mở rộng ra nước ngoài. Giá trị hàng hóa được bán trên nền tảng của liên doanh Nga đã tăng 46% vào năm ngoái.

Biên lai lưu ký của Mỹ là một chứng khoán có thể thương lượng đại diện cho chứng khoán của một công ty nước ngoài và cho phép cổ phiếu của công ty đó giao dịch trên thị trường tài chính Hoa Kỳ
Giá ADR của Alibaba. ADR là một biên lai lưu ký mà thông qua đó một công ty trong nước có thể huy động tài chính từ thị trường chứng khoán quốc tế.

Giờ đây, Nga cũng trở thành một trong số các vấn đề “nhức nhối” đã ập đến với Alibaba trong năm qua, bao gồm lệnh cấm vận của Bắc Kinh, cạnh tranh gia tăng và giá cổ phiếu của tập đoàn đang giảm một nửa.

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Alibaba (đang được niêm yết tại New York) rơi vào tình thế khó xử. Tất cả các đối tác của họ tại Nga hoặc các nhà lãnh đạo trong liên doanh với AliExpress đã bị phương Tây trừng phạt - nhưng những biện pháp trừng phạt đó đang bị phía Trung Quốc bác bỏ. Không giống như nhiều “đồng nghiệp” từ phương Tây, Alibaba không đưa ra bất kỳ lập trường công khai nào về cuộc chiến.

Bà Xiaomeng Lu, Giám đốc công nghệ địa lý tại Eurasia Group, cho biết: “Việc chọn tiếp tục kinh doanh ở Nga có nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín của Alibaba ở hầu hết các thị trường châu Âu cũng như ở Mỹ. Nguy cơ này sẽ chỉ tăng cao khi các nước NATO gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga và cắt đứt hẳn quan hệ giao thương với các bên hợp tác với Nga”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Chủ tịch Jack Ma của Alibaba vào năm 2017. Ảnh: ZUMA PRESS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Chủ tịch Jack Ma của Alibaba vào năm 2017. Ảnh: ZUMA PRESS.

Một số nhà phân tích cho rằng sự thoái lui của phương Tây khỏi Nga đang tạo cơ hội cho các công ty công nghệ Trung Quốc, chẳng hạn như nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi Corp và công ty PC Lenovo Group.

Hôm 20/03, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, Ông Zhang Hanhui, đã thúc giục một nhóm các đại diện phòng kinh doanh Trung Quốc nắm bắt cơ hội và “lấp đầy khoảng trống” tại thị trường Nga, theo một bài báo của Hiệp hội Xúc tiến Văn hóa Khổng Tử Nga.

Liên doanh AliExpress Russia đã cố gắng duy trì hoạt động bình thường và không có kế hoạch ngừng kinh doanh. Vào đầu tháng 3, nền tảng AliExpress tại Nga đã ngừng nhận đơn đặt hàng từ Ukraine. Ukraine đóng góp 8% trong số 86 triệu lượt truy cập vào trang web vào tháng Hai, theo một báo cáo của yStats.com.

Các đơn đặt hàng từ Nga đã giảm kể từ khi chiến tranh bắt đầu, chủ yếu là do sự chậm trễ trong khâu vận chuyển và đồng rúp mất giá. Một số người bán nước ngoài đã từ chối nhận đơn đặt hàng từ Nga vì rủi ro tiền tệ.

Vài tháng trước chiến tranh Nga-Ukraine, Alibaba đã cải tổ lại đội ngũ quản lý cấp cao của mình, bổ nhiệm ông Jiang Fan, một lãnh đạo kỳ cựu của bộ phận bán lẻ trực tuyến trong nước, để giám sát các hoạt động quốc tế.

Ứng dụng AliExpress vào năm 2020. Ảnh: ZUMA PRESS.
Ứng dụng AliExpress vào năm 2020. Ảnh: ZUMA PRESS.

Cùng với Lazada, nhà bán lẻ trực tuyến khu vực Đông Nam Á mà Alibaba mua lại vào năm 2016, AliExpress làm nền tảng cho sự mở rộng toàn cầu của gã khổng lồ thương mại điện tử, một trong “ba cốt lõi.

Một trong ba chiến lược cốt lõi của Alibaba là đặt nền tảng cho việc mở rộng toàn cầu bằng sự kết hợp giữa Lazada (đã được mua vào năm 2016) và AliExpress.

Mặc dù thương mại điện tử quốc tế chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Alibaba, các nhà phân tích cho rằng châu Âu có tiềm năng rất lớn - đặc biệt là khi Lazada đang mất vị thế ở Đông Nam Á.

Trước cuộc chiến tranh, AliExpress Russia là công ty thương mại điện tử lớn thứ hai tại Nga, với khoảng 10% thị phần, theo VK Group. Châu Âu là thị trường lớn nhất của AliExpress: Nga, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan là bốn quốc gia hàng đầu tính theo tổng giá trị hàng hóa vào năm 2019.

Có thể bạn quan tâm: 

Tổng thống Putin muốn các nước "không thân thiện" với Nga phải trả tiền mua nhiên liệu bằng đồng Rúp

Nguồn WSJ