Thứ Tư | 08/05/2013 13:45
Tại sao chứng khoán Mỹ lên kỷ lục cả khi đà phục hồi kinh tế trì trệ?
Trung tâm nghiên cứu Lombard Street khằng định Mỹ đã rơi vào suy thoái trong quý II nhưng thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lập kỷ lục mới.
Điều này là chính xác bởi tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã chậm lại khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể và sẽ giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục và chương trình mua trái phiếu hàng tháng.
Có 2 lý do giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, các nhà đầu tư - đặc biệt là các quỹ hưu trí sẽ tiếp tục gặp nhiều rủi ro hơn với các tài sản có lãi suất cao hơn. Thứ hai, các công ty có thể tận dụng lợi thế của lãi suất thấp để tiếp tục phát hành trái phiếu nhằm mua lại cổ phần củng cố tài chính và thâm nhập vào các thị trường lớn hơn.
Xu hướng này là điều có thể hiểu được. Khi chỉ số S&P 500 lần đầu tiên đóng cửa trên mức 1000 điểm vào tháng 2/1998, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 3,9% so với cùng kỳ năm trước đó và tiếp tục tăng lên mức cao nhất 5,4% 2 năm tiếp theo.
Ngược lại, trong quý I/2013, chỉ số S&P 500 tăng vượt mốc 1.600 điểm, kinh tế Mỹ may mắn tránh được sự suy giảm. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong quý I chỉ đạt 1,8% và tăng trưởng bền vững 3% bây giờ là điều không thể.
Nói cách khác, sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc như trước nhưng thị trường này sẽ không đứng trước bờ vực sụp đổ.
Với sự hỗ trợ cả về phân tích kỹ thuật và cơ bản, các nhà đầu tư sẽ phải nghiêm túc suy nghĩ lại về sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ. Hoặc là lãi suất tăng trở lại do triển vọng kinh tế sáng sủa hơn khiến nhà đầu tư rời bỏ các tài sản rủi hơn hoặc các dấu hiệu cho thấy kinh doanh ngày càng tồi tệ hơn.
Có 2 lý do giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, các nhà đầu tư - đặc biệt là các quỹ hưu trí sẽ tiếp tục gặp nhiều rủi ro hơn với các tài sản có lãi suất cao hơn. Thứ hai, các công ty có thể tận dụng lợi thế của lãi suất thấp để tiếp tục phát hành trái phiếu nhằm mua lại cổ phần củng cố tài chính và thâm nhập vào các thị trường lớn hơn.
Xu hướng này là điều có thể hiểu được. Khi chỉ số S&P 500 lần đầu tiên đóng cửa trên mức 1000 điểm vào tháng 2/1998, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 3,9% so với cùng kỳ năm trước đó và tiếp tục tăng lên mức cao nhất 5,4% 2 năm tiếp theo.
Ngược lại, trong quý I/2013, chỉ số S&P 500 tăng vượt mốc 1.600 điểm, kinh tế Mỹ may mắn tránh được sự suy giảm. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong quý I chỉ đạt 1,8% và tăng trưởng bền vững 3% bây giờ là điều không thể.
Nói cách khác, sự phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc như trước nhưng thị trường này sẽ không đứng trước bờ vực sụp đổ.
Với sự hỗ trợ cả về phân tích kỹ thuật và cơ bản, các nhà đầu tư sẽ phải nghiêm túc suy nghĩ lại về sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ. Hoặc là lãi suất tăng trở lại do triển vọng kinh tế sáng sủa hơn khiến nhà đầu tư rời bỏ các tài sản rủi hơn hoặc các dấu hiệu cho thấy kinh doanh ngày càng tồi tệ hơn.
Nguồn CNBC/Khampha