Thứ Hai | 27/05/2013 10:06

Tại sao bóng đá Đức thống trị châu Âu?

Từ lâu Đức đã thống trị mặt trận kinh tế châu Âu và nay tiếp tục thống trị môn thể thao được yêu thích nhất khu vực.
s

Sáng 26/5, Bayern Munich đánh bại Borussia Dortmund trong trận chung kết Champions League lần thứ 58 - giải bóng đá uy tín nhất châu Âu. Cả Bayern và Dortmund đều vào vòng chung kết sau khi đánh bại hai đội bóng nhiều siêu sao nhất: Barcelona và Real Madrid. Đức không chỉ vượt qua Tây Ban Nha mà còn vượt qua cả Italia và Anh.

Đó không phải là tất cả. Dortmund và Munich là hai đội bóng khác hẳn nhau. Dortmund đại diện cho trung tâm công nghiệp cũ của Đức trong khi Munich là thủ phủ của bang Bayern, một trung tâm hiện tại của một khu vực giàu có. Kinh tế Đức phục hồi là nhờ quốc gia này biết phân phối sức mạnh ra các thành phố lớn. Các nước khác tại châu Âu không phải ai cũng làm được điều này.

Ngoài trung tâm kinh tế nổi tiếng như Munich, Stuttgart và nhiều nơi khác, Đức có các thành phố như Hamburg - từng vỡ nợ như các thành phố phía bắc nước Anh, nhưng trở thành một trung tâm kinh tế phát triển nhờ thành công của Đức trên thị trường xuất khẩu tới các nền kinh tế mới nổi, điển hình là Trung Quốc.

Bayern Munich đánh bại Borussia Dortmund trong trận chung kết Champions League lần thứ 58
Bayern Munich đánh bại Borussia Dortmund trong trận chung kết Champions League lần thứ 58

Bóng đá Đức đã đạt được thành công trong năm nay tại các giải đấu hàng đầu châu Âu, thậm chí còn đi đầu trong mùa giải Premier League của Anh với doanh thu ổn định. Ngoài ra, các câu lạc bộ của Đức rất thận trọng trong tài chính với quy định chặt chẽ về việc vay mượn để mua cầu thủ. So với các đội bóng khác trên thế giới, Đức có cách kiểm soát chi phí tốt với việc trả lương cho cầu thủ ít hơn

Sức mạnh chiều sâu?

Madrid và Barcelona thống trị tuyệt đối các giải đấu Tây Ban Nha khiến La Liga nhàm chán hơn bao giờ hết. Xét về khía cạnh kiểm soát tài chính, khi khủng hoảng khu vực đồng euro xảy ra, các ngân hàng Tây Ban Nha ngừng rót tiền cho các đội bóng.

Bóng đá Italia cũng không còn hùng mạnh như xưa. Liên quan đến giải Ngoại hạng Anh, nhờ danh tiếng toàn cầu mà các câu lạc bộ đạt được tăng trưởng doanh thu ấn tượng nhưng tiền lại mất vì thói tiêu tiền xa hoa của những cầu thủ chỉ ở mức trung bình.

Trong trường hợp có kỷ luật, tỷ lệ phần trăm của doanh thu chi cho tiền lương ở giải Ngoại hạng Anh cao hơn giải Bundesliga Đức và trong nhiều câu lạc bộ thậm chí vượt quá 100%.

Không giống như lĩnh vực tài chính, cơ quan quản lý bóng đá Anh không thích quản lý nhiều. Họ mở cửa cho mọi nhà đầu tư bất kể năng lực tài chính lẫn cam kết với cộng đồng địa phương. Cầu thủ nước ngoài chiếm ưu thế trong các đội bóng Anh, do đó các cầu thủ tài năng cho đội tuyển quốc gia ngày càng thu hẹp lại. Mặc dù có nhiều cầu thủ nước ngoài nhưng đội tuyển quốc gia của Đức vẫn đứng đầu thế giới và có thể người Đức biết lo cho tài sản quốc gia hơn.

Gary Lineker, một ngôi sao bóng đá Anh những năm 1980 từng định nghĩa bóng đá như sau: đó là một môn thể thao đơn giản, 22 người đàn ông đuổi theo một quả bóng trong vòng 90 phút và cuối cùng Đức giành chiến thắng.

Chúng ta phải chấp nhận những kết quả tất yếu? Liên minh châu Âu - một hệ thống tiền tệ với 17 quốc gia phấn đấu để cạnh tranh và cuối cùng là người Đức chiến thắng.

Mặc dù các số liệu mới nhất cho thấy kinh tế Đức không tốt như bóng đá Đức. Xuất khẩu Đức sang các nước láng giềng đang gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng Trung Quốc chậm lại khiến thị trường xuất khẩu Đức bị ảnh hưởng.

Nhu cầu trong nước giảm là hệ quả của chính sách thắt lưng buộc bụng trong từng hộ gia đình Đức cho nên kinh tế Đức rơi vào suy thoái. Người ta đã quên đi thuật ngữ "euroclerosis" được áp dụng cho Đức và quốc gia này đã không thích ứng được vào những năm 1990. Mọi việc đều có tính chu kỳ và không ai biết được chuyện sau này.

Nguồn Bloomberg/Dân Việt


Sự kiện