Thứ Bảy | 15/09/2012 12:05

Suy thoái kinh tế toàn cầu và phản ứng của các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương (NHTW) toàn cầu đã và đang phản ứng quyết liệt nhằm đối phó với suy thoái kinh tế, hiện vẫn diễn biến phức tạp.
Gần đây nhất, báo cáo tại Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên HợpQuốc (UNCTAD) ngày 12/9  đưa ra dự báo, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng 2,3% trong năm 2012 và sẽchững lại nếu không có các giải pháp hữu hiệu.

Kết quả cuộc thăm dò gần đây của Reuters cho thấy, hầu hết các dựđoán đều nghiêng về khả năng nền kinh tế khu vực đồng euro, vốn đã giảm 0,2% trong quý II/2010, sẽtiếp tục suy giảm một lượng như thế trong quý III này. Mức giảm này là cao hơn mức giảm 0,1% đượcdự đoán trước đó trong cuộc thăm dò tháng 7 của Reuters.

Tuy nhiên, sự trượt dài tương đối đó vẫn chưa phản ánh hết những suythoái nghiêm trọng hơn ở Italia và Tây Ban Nha, những nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư trong khuvực đồng euro, và sự sụp đổ hoàn toàn ở Hy Lạp, nơi mà gần như 1/4 dân số hiện đang thấtnghiệp.

Gần đây nhất, trong cuộc họp ngày 6/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu(ECB) đã giảm dự báo tăng trưởng của 17 nước thành viên Eurozone, theo đó nền kinh tế các nước sẽsuy giảm 0,4% trong năm nay và dự kiến tăng trưởng 0,5% trong năm 2013. Trong dự báo đưa ra tháng 6vừa qua, ECB cho rằng mức suy giảm của eurozone sẽ chỉ là 0,1% và năm sau tăng trưởng 1%.

Ảnh minh họa

Nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới, Brazil cũng vừa công bố hạ đáng kể mức dự báo tăng trưởng Tổngsản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2012 từ 3% xuống còn 2%.

Các công cụ chủ chốt

Thời gian qua, nhiều NHTW đã thực hiện một số biện pháp, bao gồm: hạthấp lãi suất cơ bản, cung cấp thanh khoản bằng đồng bản tệ và USD cho các quỹ để đảm bảo sự ổnđịnh của thị trường tài chính; mở rộng chương trình mua tài sản của NHTW trên các thị trường tàichính của họ nhằm phục hồi chức năng của các thị trường tài chính và chức năng trung gian của cáctổ chức tài chính.

Theo thông tin mới nhất mà Fed (Cục dự trữ liên bang Mỹ)  vừacông bố, ngày 13/9, cơ quan này quyết định áp dụng những biện pháp mới nhằm tìm cách kích thích nềnkinh tế đang trì trệ của nước Mỹ. Đó là đã tung ra gói nới lỏng định lượng tiếp theo (QE3).

QE là 1 công cụ tiền tệ được các NHTW sử dụng để kích thích nền kinhtế. Đây là 1 công cụ mới, khác với các công cụ thông thường và hiện nay vẫn gây nhiều tranhcãi.

Thông thường, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái hoặc tăng trưởng rấtchậm chạp trong 1 thời gian quá dài, Fed sẽ giảm lãi suất ngắn hạn để có thể đẩy mạnh cho vay vàchi tiêu. Tuy nhiên, hiện nay, Fed đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất có thể nhưng nền kinhtế vẫn chật vật. Lãi suất đã ở mức gần 0 và Fed không thể đi xa hơn được nữa. 

Bởi vậy, thay vào đó, NHTW có thể dùng đến các gói QE. Fed có thểmua vào các tài sản dài hạn như trái phiếu kho bạc hoặc các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thếchấp (MBS) từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác. Lượng tiền này được bơm vàonền kinh tế và sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống trong tương lai. Khi lãi suất dài hạn giảmxuống, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu tiền. Đó là những gì diễn ra theo lýthuyết. 

Fed đã 2 lần tung ra QE. Lần thứ nhất, vào cuối tháng 11/2008, saucú sốc khủng hoảng tài chính, Fed bắt đầu mua vào các MBS và trái phiếu kho bạc để có thể thúc đẩynền kinh tế. 

Thời gian đó, Fed cho rằng lượng tiền bơm vào đã đủ và ngừng hànhđộng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế lại bắt đầu yếu đi, chủ tịch Fed Ben Bernanke khởi động lại chươngtrình vào tháng 8/2010, tiếp tục mua vào 600 tỷ USD tài sản. Gói kích thích này được gọi làQE2.

Cuối cùng thì, sau nhiều tháng chờ đợi cùng với rất nhiều đồn đoán,ngày 13/9, Fed đã tung ra QE3. Đầu tiên, Fed cam kết sẽ giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0 ít nhấtlà cho đến giữa năm 2015. Thứ hai, Fed sẽ mua vào 40 tỷ USD tài sản mỗi tháng. 

Hiệu quả của gói QE3 luôn là đề tài gây tranh cãi từ nhiều thángnay. Liệu QE3 có thực sự kích thích nền kinh tế và giúp nước Mỹ thoát khỏi tình trạng trì trệ nhưhiện nay vẫn là 1 câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác. 

Trong khi đó, các NHTW khác đã cùng chia sẻ những thách thức và phảnứng theo những cách tương tự mà Fed từng thực hiện (như các chương trình mua tài sản) để mở rộngbảng cân đối của họ.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 6/9 thông báo quyết định muasố lượng lớn trái phiếu chính phủ của các nước thành viên eurozone đang ngập trong nợ nần, giúp giảm chi phí vay mượn của các nước này.

ECB có thể mua trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn và thời gianđáo hạn từ 1-3 năm với điều kiện các nước liên quan phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Quỹ bìnhổn tài chính châu Âu (EFSE)/Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (ESM). Cũng trong ngày 6/9, ECB quyếtđịnh giữ nguyên lãi suất chủ đạo ở mức 0,75%.

Trong khi đó, hiện các ngân hàng trung ương châu Á vẫn đang chờ đợitín hiệu từ gói kích thích của Fed nêu trên. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, châu Á vẫn chưavội kích thích tiền tệ một phần do vẫn còn chờ đợi các diễn biến kinh tế châu Âu cũng như theo sátcác động thái chính sách từ Trung Quốc.

Một lý do khác khiến các ngân hàng trung ương châu Á trì hoãn kíchthích là bởi nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn tương đối mạnh ở một số nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) vừa quyết định giữ nguyên lãisuất cơ bản ở 3% - một động thái gây bất ngờ cho thị trường tài chính. Theo các chuyên gia, BOK cóthể hạ lãi suất vào tháng sau khi muốn có thêm thời gian đánh giá về tác động của khủng hoảng nợEurozone cũng như triển vọng xuất khẩu sang châu Âu.

Ngân hàng trung ương Malaysia tuần trước cũng giữ nguyên chính sáchtiền tệ tháng thứ 8 liên tiếp với lý do nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn mạnh hỗ trợ tăng trưởng kinhtế.

Ngoài việc sử dụng chính sách tiền tệ và các nghiệp vụ kế toán thôngthường, các NHTW còn sử dụng thông tin liên lạc như là một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quảcủa chính sách. Mỗi khi kết thúc các cuộc họp, Thống đốc NHTW các nước thường đưa ra thông cáo báochí về các chính sách và lý do cho những hành động chính sách.

Các NHTW trên toàn cầu không chỉ tập trung đối phó với suy thoái, màcòn cùng phối hợp để giảm thiểu rủi ro của cuộc khủng hoảng trong tương lai bằng cách cải thiệntính hợp lý và ổn định của khu vực tài chính.

Thực tế, suy thoái kinh tế toàn cầu đã nhấn mạnh tầmquan trọng của mục tiêu ổn định tài chính của các NHTW. Do tính chất toàn cầu của các thị trườngtài chính và các định chế tài chính lớn, việc phối hợp và hợp tác giữa các NHTW, cơ quan giám sátngân hàng và nhà quản lý nói chung là rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện