Thứ Ba | 05/06/2012 21:24

Suy thoái ảnh hưởng tới nhu cầu rượu hảo hạng ở châu Á

Nhu cầu và giá các loại rượu hảo hạng tại châu Á giảm đáng kể so với 2 năm trước phần nào do tác động của khủng hoảng và tăng trưởng chậm.
Mỗi mùa xuân, các nhà sản xuất rượu Bordeaux bán các loại rượu mới nhất của mình trên thị trường sơ cấp (en primeur) khi chúng vẫn còn trong thùng, 2 năm trước khi chúng được đóng chai và vận chuyển.

Hai năm trước doanh thu của các công ty này khá mạnh, phần nào do nhu cầu tăng cao của các khách hàng châu Á, chiếm khoảng 40% tổng số các loại rượu khác, tăng nhiều so với tỷ lệ khiêm tốn 5 năm trước. Tuy nhiên, số liệu năm 2011 chỉ ra nhu cầu này giảm mạnh.

Berry Bros & Rudd, một thương gia lớn trên thị trường sơ cấp với nhiều văn phòng ở châu Âu và châu Á chỉ dám hy vọng bán được khoảng 15 triệu bảng (23 triệu USD) rượu trong mùa này, so với họ bán được 105 triệu bảng  năm 2009, và 67 triệu bảng năm 2010.

Farr Vintners, có văn phòng ở cả London và Hong Kong, cũng cho biến bán được ít hơn 3 triệu bảng cho các khách hàng châu Á trong năm nay, giảm so với hơn 22 triệu bảng hai năm trước.

Một phần nguyên do là suy giảm chất lượng rượu. Rượu năm 2009 được các nhà nếm rượu hàng đầu đánh giá cao, năm 2010 cũng thu được nhiều nhận xét tốt, tuy nhiên đánh giá năm 2011 lại không được tích cực cho lắm.

Tuy nhiên, một phần lớn nguyên nhân khác là do khủng hoảng châu Âu và nền kinh tế Trung Quốc chậm lại. Giá một chai rượu chất lượng hàng đầu giảm 21% so với mức cao nhất tháng 6/2011, theo Live-Ex Wine 100, công ty theo dõi các loại rượu được sưu tầm nhiều nhất cho biết.

Ngay cả loại rượu ngon nhất cũng không thoát khỏi xu hướng này. Một trường hợp là rượu Château Lafite-Rothschild, một loại rượu ưa thích của các nhà sưu tầm Trung Quốc, 2 năm trước có giá 12.500 bảng, thì ngày nay giảm 20%, có thể khiến vài nhà sưu tầm cảm thấy đã phung phí khi trả giá cao như vậy năm 2009.


Nguồn WSJ/DVT


Sự kiện