Thứ Bảy | 29/03/2014 08:14

Sức mạnh mềm Trung Quốc: Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên

Bành Lệ Viện là bước đi phá cách, mở đầu trào lưu mới cho các đệ nhất phu nhân Trung Quốc tiếp theo tham gia tích cực hơn vào công việc chung.

Hiệutrưởng Học viện Nghệ thuật Quân đội. Đại sứ Thiện chí của WHO. Ca sĩ giọngsoprano nổi tiếng. Phật tử. Đại sứ chống hút thuốc ở Trung Quốc… Hiếm thấy cóđệ nhất phu nhân nào của Trung Quốc có nhiều vai trò hoạt động ở nhiều lĩnh vựcnhư vậy. Bành Lệ Viện, phu nhân của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, đangđại diện cho sức mạnh mềm của quốc gia châu Á này.

Bà Bành LệViện có thể là bước đi phá cách, mở đầu một trào lưu mới cho các đệ nhất phunhân tiếp theo tham gia tích cực hơn vào công việc chung.

Ấn tượngđập vào mắt đầu tiên về Bành Lệ Viện là một phong cách thời trang quý phái. Cácbộ lễ phục đều sang trọng đồng thời hàm chứa các yếu tố thời trangTrung Quốc trong đó. Những dịp bà tháp tùng ông Tập Cận Bình trong các nghi lễngoại giao, hoặc đi một mình trong các sự kiện, các cặp mắt đều chămchú theo dõi bà.

Ông Tập Cận Bình và Phu nhân hội kiến Hoàng gia Hà Lan gồm có Vua
Ông Tập Cận Bình và Phvà Công chúa Beatrix

Bà Bành LệViện cũng là một nhân vật gây nhiều tiếng tăm do hoạt động xã hội rất sôi nổi. Từ 2006 bà đã tham gia nhiều vào các hoạt độngtừ thiện. Với lời mời của Bộ Sức khỏe, bà xây dựng chương trình hỗ trợ và chămsóc trẻ mồ côi vì bệnh AIDS ở Trung Quốc. Năm 2008 bà đệ trình "Đề nghị về củngcố chăm sóc tinh thần và xã hội cho các bé mồ côi vì AIDS" tại hội nghị trungương Đảng. Bên cạnh HIV/AIDS bà còn hoạt động cho các vấn đề sức khỏe khác nhưlao phổi và kiểm soát thuốc lá. Năm 2011 WHO chỉ định bà là Đại sứ Thiện chí vềLao phổi và HIV/AIDS ở Trung Quốc. Năm 2012 bà xuất hiện cùng Bill Gates trongchiến dịch chống thuốc lá chuẩn bị cho ngày Thế giới Không thuốc lá lần thứ 25ở Trung Quốc.

Ca sĩ giọng soprano, bà đã có mặt trong buổi lễ đón năm mới trên truyền hình suốt hơn hai thập kỷ qua
Ca sĩ giọng soprano, bà đã có mặt trong buổi lễ đón năm mới trên truyền hình suốt hơn hai thập kỷ qua

Sự nổi tiếng của bà Bành Lệ Viện trong vai trò Đệ nhất Phu nhân đã giúp xâydựng một hình mẫu lý tưởng về phụ nữ trong xã hội Trung Quốc vẫn do nam giớithống trị. Đó là người có nghề nghiệp riêng của mình, nhưng bổ sung và hỗ trợ cho chồngphát triển. Hình ảnh “mềm” của bà giúp nhiều cho những chính sách cứng rắn củaChủ tịch Trung Quốc ở cả trong nước và quốc tế. Sự phối hợp lý tưởng của âm vàdương.

Và tươngphản với Giang Thanh và Tống Mỹ Linh, Bành Lệ Viện không có quyền lực chínhthức. Sức mạnh và ảnh hưởng của bà thuần túy là nằm ở hậu đài. Bà không cóchức vụ cụ thể trong chính quyền.

Bà Bành Lệ Viện trong chuyến thăm ngoại giao tới châu Phi
Bà Bành Lệ Viện trong chuyến thăm ngoại giao tới châu Phi

Ảnh hưởngcủa Đệ nhất phu nhân thể hiện ở hai ví dụ: Thứ nhất là tin đồn bà đã thuyếtphục ông Tập, lúc đó còn là Bí thư Đảng ủy Triết Giang, tổ chức Hội nghị Phậttử Thế giới 2006. Thứ hai là bất chấp vai trò của bà trong việc cổ súy chốnghút thuốc lá, bà đã không thuyết phục được chồng thể hiện công khai chống lại việchút thuốc. Tại Trung Quốc có 1,2 triệu người chết vì thuốc lá mỗi năm. Điều này thểhiện ảnh hưởng của bà có giới hạn nhất định.

Như ngườiMỹ vẫn nói, Bành Lệ Viện chắc chắn không phải Asma al-Assad, nhưng cũng khôngphải Evita Peron.

Asma al-Assad là đệ nhất phu nhân Syria, vợ ông al-Assad. Evita Peron là đệ nhất phu nhân Argentina thời kỳ 1946-1952. Hai người đều là người đẹp và nổi tiếng với nhân dân Mỹ.

Bà Bành Lệ Viện và ông Bill Gates trong chiến dịch không hút thuốc lá
Bà Bành Lệ Viện và ông Bill Gates trong chiến dịch không hút thuốc lá

Bà Bành LệViện không phải đệ nhất phu nhân đầu tiên của Trung Quốc. Người được quốc tếcông nhận là "Đệ nhất Phu nhân Vĩnh cửu" của Trung Quốc chính là Tống Mỹ Linh, vợcủa ông Tưởng Giới Thạch. Sinh ra trong gia đình Thiên Chúa Giáo, học ở Mỹ, bàTống đại diện cho niềm hy vọng về Trung Quốc ở Mỹ thời kỳ đó: hiện đại, có giáodục, thân Mỹ. Thực vậy, Tống Mỹ Linh được yêu chuộng ở Mỹ tới mức 3 lần xuấthiện trên bìa tạp chí Time.

Tiến lênvài chục năm sau, nhân vật được coi là Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc, là bà GiangThanh, bà vợ cuối của ông Mao Trạch Đông. Bà cũng là người có ảnh hưởng lớn tớicách thức cư xử của các Phu nhân về sau. Nói thẳng ra, tiếng xấu của Giang Thanhtới mức là một yếu tố khiến các phu nhân của các nhà lãnh đạo Trung Quốc giữý. Họ gần như không xuất hiện nhiều trước công chúng hay không gây tiếng vang báo chí.

Nguồn Tổng hợp theo Dân Việt/Forbes


Sự kiện