Cục Dự trữ Liên bang, với nhiệm vụ đảm bảo ổn định giá cả, sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn lạm phát tăng quá cao.
Sự tương quan ngạc nhiên giữa Thất nghiệp và Suy thoái Kinh tế
Thị trường lao động Mỹ đã có một khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2023, có thêm 504.000 việc làm phi nông nghiệp vào tháng 1 và 311.000 vào tháng 2.
Cả 2 số liệu đều vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích với biên độ lớn và vào tháng 1, tỉ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong 53 năm là 3,4%. Vào tháng 2, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, đạt 3,6%.
Tỉ lệ thất nghiệp thấp là một dấu hiệu cổ điển của một nền kinh tế mạnh. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp thường đạt đến mức thấp nhất theo chu kỳ ngay trước khi suy thoái kinh tế xảy ra.
Lý do cho xu hướng này
Trong một cuộc phỏng vấn liên quan đến dữ liệu việc làm tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra một tuyên bố táo bạo: "Suy thoái sẽ không xảy ra khi có 500.000 việc làm và tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong hơn 50 năm".
Mặc dù đánh giá này không có gì sai, vậy tại sao suy thoái có xu hướng bắt đầu sau khi tỉ lệ thất nghiệp chạm đáy?
Chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế đề cập đến xu hướng dao động tự nhiên của nền kinh tế giữa các giai đoạn tăng trưởng và suy thoái. Điều này có thể được liên tưởng tương tự như 4 mùa trong 1 năm. Một nền kinh tế mở rộng (mùa xuân), đạt đến đỉnh cao (mùa hè), bắt đầu co lại (mùa thu), sau đó chạm đáy (mùa đông).
Vì vậy, khi tỉ lệ thất nghiệp chu kỳ thấp chạm đáy (việc làm cao điểm) thì nền kinh tế đã đạt đỉnh.
Chính sách tiền tệ
Trong thời kỳ tỉ lệ thất nghiệp thấp, người sử dụng lao động có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nhân công. Điều này buộc họ phải đưa ra mức lương cao hơn, góp phần gây ra lạm phát.
Ví dụ như tình trạng thiếu lao động xuất hiện sau đại dịch COVID-19. Có thể thấy rằng mức tăng lương của Mỹ đã tăng đáng kể và giữ ở mức trên 6% kể từ tháng 3/2022.
Cục Dự trữ Liên bang, với nhiệm vụ đảm bảo ổn định giá cả, sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn lạm phát tăng quá cao. Trên thực tế, điều này liên quan đến việc tăng lãi suất, khiến cho việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn và làm giảm hoạt động kinh tế. Các công ty ít có khả năng mở rộng, giảm đầu tư và cắt giảm việc làm, bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu.
Vì những phản ứng này, một số người tin rằng việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ có thể gây ra suy thoái. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, kể từ năm 1950, các ngân hàng trung ương đã không thể làm chậm lạm phát nếu không xảy ra suy thoái ngay sau đó.
Có thể bạn quan tâm:
Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng toàn cầu
Nguồn Visual Capitalist