Ngành công nghiệp titanium của Ukraine. Ảnh: UMCC.
Sự thống trị của châu Á trong chuỗi cung ứng titanium toàn cầu
Titanium là một kim loại đặc biệt, cứng hơn nhôm và nhẹ hơn thép, và có những đặc tính độc đáo cho phép ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như quốc phòng và y học.
Sau khi titanium được khai thác và tinh chế từ lòng đất, khoáng sản này chủ yếu được tiêu thụ ở 2 dạng. Phần lớn, khoảng 95% titanium ở Mỹ, được tiêu thụ ở dạng titanium dioxide (TiO₂), sử dụng trong mọi thứ từ sơn đến chất tạo màu thực phẩm và mỹ phẩm.
5% titanium còn lại được tiêu thụ ở dạng kim loại với các mục đích sử dụng chuyên biệt cao, khiến nó trở thành khoáng sản quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Hàng không vũ trụ: Độ bền cao và trọng lượng tương đối thấp của titanium phù hợp làm khung thân máy bay kết hợp với nhôm. Ngoài ra còn được sử dụng trong động cơ phản lực vì khả năng chịu nhiệt độ tốt.
Quốc phòng: Với khả năng chống ăn mòn dưới nước, titanium phù hợp để ứng dụng trong sản xuất tàu hải quân và tàu ngầm, thậm chí là xe tăng và máy bay quân đội.
Y tế: Khả năng tương thích sinh học của titanium đặc biệt hữu ích cho các bộ phận giả như khớp nhân tạo, đồ cố định cột sống và cấy ghép nha khoa.
Khử mặn: Titanium được sử dụng trong đường ống, ống dẫn và van trong nhà máy khử mặn nước biển do khả năng chống ăn mòn tự nhiên.
Năng lượng sạch: Pin lithium-titanate, có trong một số xe điện, sử dụng titan ở cực dương để sạc nhanh. Ngoài ra, titanium cũng được sử dụng trong các nhà máy điện địa nhiệt để đối phó với nhiệt độ và áp suất cao từ quá trình phát điện.
Mặc dù có các đặc tính vượt trội và lợi thế tự nhiên so với các kim loại khác, nhưng titanium không phổ biến như thép không gỉ và nhôm, phần lớn là do chi phí sản xuất cao.
Có thể bạn quan tâm:
Mỹ chiếm 42% vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu
Nguồn Visual Capitalist