Sự thật về thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ
Theo lập luận được nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Krugman vừa đưa ra, "chiếc hố thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD" là 1 điều nhảm nhí.
Theo bài báo vừa được đăng tải trên tờ New York Times, thâm hụt ngân sách của nước Mỹ có nguyên nhân chủ yếu là sự suy giảm của nền kinh tế kết hợp với các khoản chi tiêu phản chu kỳ. Chính các khoản chi này đã chặn đứng đà phục hồi của nền kinh tế.
Krugman vạch ra 2 con số chủ chốt. Thứ nhất, nếu như nền kinh tế hoạt động hết công suất với các tiềm năng sẵn có, theo ước tính của Ủy ban ngân sách liên bang (CBO), chính phủ Mỹ có thể thu thêm 450 tỷ USD tiền thuế. Thứ hai, kể từ khi khủng hoảng xảy ra, chi tiêu cho các hạng mục trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thực phẩm … đã tăng thêm khoảng 250 tỷ USD. Do đó, có thể phỏng đoán rằng thâm hụt ngân sách sẽ được bù đắp khoảng 700 tỷ USD nếu nền kinh tế trở lại vốn tình trạng bình thường.
Ngân sách vẫn còn tồn tại khoản thâm hụt 400 tỷ USD. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn sẽ ổn. 400 tỷ USD là con số thấp hơn 4% GDP. Chừng nào thâm hụt ngân sách thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa, nợ quốc gia vẫn trong ngưỡng an toàn.
Để thảo luận 1 cách chính xác về chi tiêu của chính phủ, không nên sử dụng các thời kỳ bất thường của nền kinh tế. Không thể coi thời kỳ Bill Clinton nắm quyền là mô hình chuẩn cho sự bền vững bởi bong bóng dot - com đã thổi phồng nguồn thu ngân sách. Tương tự như vậy, phải điều chỉnh thâm hụt ngân sách về mốc xuất phát điểm ban đầu để nhận định về ngân sách Mỹ trong những năm gần đây.
Một quan điểm quan trọng khác cần được lưu ý ở đây là tất cả những bình luận về cắt giảm chi tiêu và tăng thuế chỉ là những điều giả định.
Lịch sử đã chứng minh rõ ràng rằng để giảm thâm hụt ngân sách thì cách tốt nhất là có được tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Biểu đồ dưới đây thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP với tỷ lệ thất nghiệp. Trong 3 thập kỷ qua, các chính sách thuế và chi tiêu đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, điều này không quan trọng. Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, tỷ lệ thâm hụt/GDP cũng giảm và ngược lại.
Thế còn xu hướng chi tiêu ngân sách tăng cao do chương trình Medicare thì sao? Nếu kinh tế tăng trưởng, khoản chi này vẫn phải tăng lên. Tuy nhiên, có 2 điểm đáng chú ý. Thứ nhất, chi tiêu cho Medicare đã tăng từ 2,5% GDP lên tới 9,7% trong khi chi tiêu quốc phòng giảm từ 7,4% xuống còn 4,5%. Như biểu đồ dưới đây, nước Mỹ đang thực hiện điều chỉnh chính sách. 1976 là năm đầu tiên khoản chi cho các chương trình an sinh xã hội, Mediacare và Medicaid vượt quá chi tiêu quốc phòng.
Nguồn CafeF