Thứ Sáu | 23/05/2014 15:12

Sự thật về chủ giàn khoan Hải Dương - 981(Kỳ cuối): Tham vọng toàn cầu

CNOOC - một tập đoàn thuộc hàng lớn nhất thế giới, đứng trên cả Sony của Nhật Bản và Boeing của Mỹ nhưng tham vọng của họ vẫn không dừng lại ở

Theo ông Christ Faulker, qua thương vụ CNOOC mua lại công ty khai thác dầu khí Nexen của Canada, ta có thể thấy rõ cái mà CNOOC muốn.


Ngày 25/2/2013, vụ mua lại công ty Nexen với giá 15,1 tỷ USD chính thức hoàn tất sau hơn 7 thángcông bố. Đây là vụ sáp nhập một công ty nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc. Vụ sápnhập đã được chính phủ Canada đồng ý vào tháng 12/2012.

Với Nexen trong tay, CNOOC có thêm khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, đó là ở Biển Bắc, VịnhMexico và ngoài khơi phía tây châu Phi. Ngoài ra, CNOOC còn sở hữu các tài sản phục vụ khai thácdầu khí ở Trung Đông và Canada. Riêng tại Canada, CNOOC đã nắm quyền kiểm soát dự án cát dầu LongLake ở tỉnh Alberta nhiều dầu mỏ, cùng với trữ lượng tương đương hàng tỷ thùng dầu ở khu vực nhiềudầu thô thứ ba thế giới.

Sau vụ bán Nexen, chính phủ Canada đã tuyên bố đây là thương vụ cuối cùng kiểu này mà nước này chấpnhận. Có nghĩa là từ đó trở về sau, không có công ty nhà nước nào được nắm cổ phần lớn trong khaithác cát dầu.

Trước khi trở thành một phần của CNOOC, Nexen đã lỗ 5,9 tỷ USD trong quý 4/2012 do hoạt động yếukém trên thị trường khí đốt Bắc Mỹ. Vậy tại sao CNOOC lại mua một công ty như vậy?Hợp tác giữa CNOOC và các công ty nước ngoài sẽ giúp phát triển công nghệ thăm dò khí đốt và dầu ởvùng nước sâu tốt hơn. Điều này là rất cần thiết để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho tương lai củaTrung Quốc.

Nhưng mục đích này dường như lại không đạt được theo ý của CNOOC. Bình luận về thươngvụ mua Nexen, tờ China Digital Times cho biết Nexen không hề có khả năng kỹ thuật mà CNOOC cần đểhoạt động ở vùng nước sâu ngoài Biển Đông. Công ty Nexen chỉ là người mới đến trong lĩnh vực khaithác và thăm dò dầu ở vùng nước sâu. Nexen không hề có bất kỳ giàn khoan nào và phụ thuộc vào cácnhà thầu bên ngoài để thực hiện phần lớn công việc kỹ thuật khi thăm dò, khai thác dầu ở khu vựccủa mình trên Vịnh Mexico. Các nhà thầu này CNOOC có thể thuê hợp pháp bất kỳ lúc nào mìnhmuốn

Liên quan đến vụ mua Nexen, ngoài sự đồng ý của chính phủ Canada, CNOOC cũng phải được sự đồng ý từchính phủ Mỹ vì Mỹ lo ngại thương vụ sẽ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.

An ninh quốc gia cũng là một lý do mà Mỹ từ chối cho CNOOC mua công ty dầu Unocal của mình. Tháng6/2005, CNOOC đã đề nghị mua công ty dầu Unocal của Mỹ với giá 18,5 tỷ USD, hơn cả mức giá mà côngty Chevron Texaco đưa ra. Lợi ích về dầu mỏ của Unocal ở Trung Á được coi là rất phù hợp với CNOOCvề mặt chiến lược.


Một nhóm nghị sĩ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa ở quốc hội Mỹ đã tổ chức phản đối đề nghị muaUnocal của CNOOC. Họ cho rằng 13 tỷ USD trong mức giá 18,5 tỷ USD mà CNOOC đề xuất là tiền CNOOCđược vay ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc, điều đó cho thấy đây không phải một vụ giao dịch trên thịtrường tự do. Hơn nữa, nếu bán Unocal cho CNOOC, con số 13 tỷ USD này có nghĩa là chính phủ TrungQuốc được quyền sở hữu tài sản dầu mỏ của Mỹ - điều này có thể đặt ra rủi ro về mặt an ninh - kinhtế cũng như rủi ro cho cả khu vực. Unocal có công nghệ khoan và thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu màTrung Quốc còn thiếu.

Sự phản đối của giới nghị sĩ Mỹ mạnh tới mức có nguy cơ tổn hại quan hệ song phương Mỹ - Trung.Ngày 20/7/2005, Unocal thông báo đã chấp nhận bán mình cho Chevron Texaco với giá 17,1 tỷ USD nhưngvẫn để ngỏ khả năng cho CNOOC nếu công ty này chào mua với mức giá hời hơn. Tuy nhiên, ngày2/8/2005, CNOOC đã tuyên bố rút khỏi thương vụ với lý do thương vụ gây căng thẳng chính trị ởMỹ.

Trong thương vụ Unocal, công ty con của CNOOC là CNOOC Ltd đã đứng ra dàn xếp. CNOOC Ltd đã khôngthông báo với chính phủ Trung Quốc trước khi bỏ thầu mua Unocal. Việc giới nghị sĩ Mỹ phản đốithương vụ đã khiến chính phủ Trung Quốc sau đó tăng cường giám sát các công ty dầu để tránh tổn hạiquan hệ hai nước.

Vụ mua Unocal không thành, vị thế của CNOOC Ltd không còn như trước trên thị trường nội địa. Haiđối thủ là CNPC và Sinopec đã được phép thăm dò dầu khí ngoài khơi - lĩnh vực từng là độc quyền củaCNOOC Ltd.

Qua hai thương vụ của CNOOC, thành công với Nexen và thất bại với Unocal, có thể thấy rõ tham vọngbành trướng trên thị trường dầu toàn cầu của Trung Quốc nhằm thỏa mãn cơn khát dầu cho nền kinh tếlớn thứ hai thế giới.

Trở lại vụ việc giàn khoan Hải Dương - 981 ở Biển Đông. Nó vốn được các chuyên gia coi là một vũkhí mà Trung Quốc sử dụng để hỗ trợ trong công cuộc tìm nguồn dầu khí ở Biển Đông. Tuy nhiên, ôngErnest Bower, chuyên gia Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nhận định:Hải Dương - 981 không hẳn có nhiệm vụ khai thác dầu ở vị trí đó, mà sự có mặt của nó ở Biển Đông lànhằm gây hấn và thể hiện sự tính toán của Trung Quốc. Sau khi thăm dò phản ứng của các nước, TrungQuốc vạch những bước tiếp theo nhằm thâu tóm dần khu vực Biển Đông.