Hiện tại, Trung Quốc về cơ bản đã đặt COVID-19 vào tầm kiểm soát. Nguồn ảnh: Reuters

 
Mai Nam Thứ Hai | 19/10/2020 14:58

Sự phục hồi của Trung Quốc mang triển vọng tốt cho kinh tế thế giới

Nền tảng của sự phục hồi là sự ngăn chặn tích cực đại dịch COVID-19.

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vừa lấy lại tất cả những gì đã mất trong nửa đầu năm. 

Sau khi đại dịch làm tê liệt nền kinh tế, sự phục hồi của Trung Quốc được tạo đà khi nhu cầu bị kìm hãm, chính phủ kích thích và xuất khẩu có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. 

Người tiêu dùng Trung Quốc tăng chi tiêu

Theo Bloomberg, sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới vốn đang trải qua tình trạng suy thoái sâu nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.

Theo dữ liệu công bố tại Bắc Kinh, tổng sản phẩm quốc nội tăng 4,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế, nhưng nhanh hơn mức tăng 3,2% trong quý II. 

Doanh số bán lẻ tăng 3,3% và sản xuất công nghiệp tăng 6,9% trong tháng 9. Tăng trưởng đầu tư tăng nhanh lên 0,8% trong 9 tháng tính đến cuối quý III.

Bất chấp hoạt động GDP yếu hơn dự kiến, sản lượng tăng 0,7% trong năm tính đến thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: NBS.
Bất chấp hoạt động GDP yếu hơn dự kiến, sản lượng tăng 0,7% trong năm tính đến thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: NBS.

Nhập khẩu tăng trưởng mạnh trong quý III là dấu hiệu tích cực cho sản lượng chung. Trong khi cổ phiếu Trung Quốc thu hẹp đà tăng, đồng nhân dân tệ tăng mức mạnh nhất kể từ tháng 4.2019.

Nền tảng cho sự phục hồi là sự tích cực ngăn chặn đại dịch, cho phép các nhà máy nhanh chóng mở cửa trở lại để tận dụng xu hướng toàn cầu về thiết bị y tế và công nghệ làm việc tại nhà. Động lực này đã giúp các nhà xuất khẩu giành được thị phần kỷ lục trong 7 tháng tính đến tháng 7.2020.

Chuyên gia chuyên nghiên cứu  về Trung Quốc, ông Liu Peiqian tại Natwest Markets ở Singapore cho biết: “Một trong những lý do khiến GDP bị bỏ qua kỳ vọng là sự phục hồi mạnh mẽ của nhập khẩu, đóng góp tiêu cực vào GDP”. 

Người mua sắm Trung Quốc đã thận trọng hơn, nhưng chi tiêu mạnh mẽ trong những ngày “Tuần lễ vàng” vừa qua, cho thấy họ cũng đang bắt đầu "mở ví" trở lại.

Sự phục hồi đã đến, với việc chính phủ vay nợ tương đối hạn chế và ngân hàng trung ương nới lỏng hơn so với các ngân hàng khác ở Trung Quốc. Chính phủ tập trung vào hỗ trợ có mục tiêu cho doanh nghiệp, trái ngược với cách họ phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

"Trung Quốc đang hỗ trợ thế giới theo một cách khác với những gì họ đã làm sau năm 2008", nhà kinh tế trưởng Shen Jianguang của tập đoàn thương mại điện tử JD.com nói. 

Hiện tại, Trung Quốc về cơ bản đã đặt COVID-19 vào tầm kiểm soát. Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phục hồi với tiềm năng to lớn. Sự phục hồi tiếp tục được dự đoán sẽ có lợi cho nền kinh tế toàn cầu.

Vẫn tồn tại nhiều rủi ro

Phân tích dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tỉ lệ tăng trưởng trên toàn thế giới đến từ Trung Quốc dự kiến tăng từ 26,8% năm 2021 lên 27,7% vào năm 2025.

IMF cho biết: Tăng trưởng của Trung Quốc hầu như là lý do duy nhất khiến kỳ vọng sản lượng toàn cầu sẽ cao hơn 0,6% vào cuối năm 2021 so với cuối năm 2019.

Dòng người đợi chờ đôi giày Nike phiên bản giới hạn tại Thượng Hải hôm 13.10. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này tăng mạnh trong quý III, cho thấy kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng khi virus được kiểm soát chặt chẽ. Nguồn ảnh: The New York Times.
Dòng người đợi chờ đôi giày Nike phiên bản giới hạn tại Thượng Hải hôm 13.10. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nền kinh tế nước này tăng mạnh trong quý III, cho thấy kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng khi virus được kiểm soát chặt chẽ. Nguồn ảnh: The New York Times.

Tuy nhiên, sự phục hồi vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ lớn hơn 0,7% trong 9 tháng tính đến tháng 9 so với cùng kỳ năm 2019. Vào đầu năm, chính phủ Trung Quốc dự kiến ​​tăng trưởng cả năm khoảng 6%.

Hiện, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chậm chi tiêu so với trước đây. Ngay cả khi virus đang được kiểm soát, người mua sắm đã chi tiêu ít hơn khoảng 9% trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự phục hồi này vẫn không biết có lâu bền hay không trước áp lực tỉ lệ thất nghiệp, cùng với nợ doanh nghiệp và hộ gia đình gia tăng. Nhà phát triển nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande Group đã khiến các nhà đầu tư bối rối vì lo ngại về sức khỏe tài chính của họ.

Sự phục hồi này cũng phụ thuộc phần lớn vào việc quan hệ với Mỹ tiến triển như thế nào sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Bất kỳ sự tác động xấu nào của xích mích thương mại có thể tạo ra một đòn bẩy cho sự phục hồi xuất khẩu. 

Đồng thời, virus đang trỗi dậy ở châu Âu và Mỹ sẽ làm phức tạp thêm sự phục hồi toàn cầu và có thể làm suy yếu sự phục hồi của chính Trung Quốc.

Đưa nền kinh tế trở lại nhanh chóng là điều quan trọng đối với tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Thúc giục cam kết “không thay đổi” đối với sự đổi mới công nghệ trong thời kỳ “những thay đổi chưa từng thấy trong một thế kỷ”, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa đang thúc đẩy nhu cầu trở nên tự chủ hơn của Trung Quốc. Đây là một chính sách trọng tâm của kế hoạch kinh tế 5 năm mới của chính phủ nước này.

Một chu kỳ công nghiệp được dẫn dắt bởi sự nâng cấp kinh tế và không có mở rộng tín dụng lớn sẽ làm cho sự phục hồi tăng trưởng này bền vững hơn. Do đó, sự phục hồi của Trung Quốc sẽ được duy trì.

Có thể bạn quan tâm:

► Nền kinh tế thế giới có đang phục hồi?