Sự cố "cổ phiếu ma" 105 tỷ USD làm rúng động thị trường chứng khoán Hàn Quốc
Một người tại Công ty Chứng khoán Samsung, một trong những công ty môi giới lớn nhất của Hàn Quốc, đã trả cho nhân viên của mình 1.000/won (93 xu USD) tiền cổ tức theo chế độ đãi ngộ của công ty. Tuy nhiên, người này đã nhầm lẫn và trao cho nhân viên 1.000 cổ phiếu của Samsung Securities trên mổi cổ phần mà nhân viên công ty đang sở hữu. Tổng cộng, công ty phân phối 2,83 tỷ cổ phiếu, trên giấy tờ trị giá khoảng 112,6 nghìn tỷ won, giá trị này gấp 30 lần giá trị thị trường của công ty.
Dù thực tế là lượng cổ phần trên không tồn tại, 16 nhân viên của công ty vẫn bán chúng. Và điều đó đã khiến cổ phiếu Samsung Securities biến động mạnh, khi sụt giảm 12% trong vòng vài phút vào ngày 6.4, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã bị cháy tài khoản.
Do thua lỗ một cách tức tưởi, mọi người đều rất tức giận với Samsung Securities. Họ tức giận với những nhân viên bán cổ phiếu ma. Và họ tức giận với chính phủ và các cơ quan quản lý cho hệ thống cho phép mọi người bán cổ phiếu mà họ không sở hữu (bán khống)- và thậm chí là những cổ phiếu đó cũng không có thực.
Hwang Seiwoon, một nhà nghiên cứu ở Seoul, thuộc bộ phận thị trường vốn của Korea Capital Market Institute – một công ty nghiên cứu, nói: "Không ai trông đợi điều này. Một nhân viên bán một triệu cổ phiếu công ty trong giờ làm việc? Thật là kỳ lạ".
Cổ phiếu ma
Vụ việc này được gọi các phương tiện truyền thống địa phương gọi là sự cố "cổ phiế ma". Các nhà quản lý đang xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Samsung Securities. Hôm 9.4, quỹ hưu trí khổng lồ của Hàn Quốc ngừng sử dụng dịch vụ môi giới Samsung Securities. Công ty môi giới này nói rằng nó sẽ nghiêm khắc trừng phạt các nhân viên bán cổ phần, và hoàn tiền lại cho những nhà đầu tư mất tiền vì đợt bán khống vừa qua.
Koo Sung-hoon, giám đốc điều hành của Samsung Securities, cho biết tuyên bố trong một tuyên bố của công ty: "Chúng tôi sẽ đền bù cho các nhà đầu tư bị thua lỗ ở mức nhiều nhất có thể".
Sự có này đã gây ra một hệ quả bất ngờ, giới đầu tư Hàn Quốc đã chuyển sang phản đối việc bán khống. Để ngăn chặn sự tái diễn của những gì đã xảy ra tại Samsung Securities, hơn 200.000 người đã ký một bản kiến nghị lên Nhà Xanh, văn phòng tổng thống của Hàn Quốc, yêu cầu chính phủ cấm những giao dịch như vậy. Và Nhà Xanh có trách nhiệm phải phúc đáp những kiến nghị này.
Bán khống vô căn cứ
Những gì đã xảy ra tại Samsung Securities, dù có khác biệt, có một điều song hành với một thực tiễn gọi là "bán khống vô căn cứ" (naked short), nơi mà các nhà đầu tư bán cổ phiếu họ không sở hữu và cũng không vay mượn với hy vọng mua lại chúng với giá thấp hơn. Các nhân viên của Samsung không bán cổ phiếu của họ để kiếm lời từ đà giảm của cổ phiếu, nhưng họ bán cổ phiếu mà họ không sở hữu.
Bản kiến nghị trên trang web của Nhà Xanh ghi rõ: "Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. Nhân viên bán cổ phần mặc dù họ biết điều đó là sai. Đây là trường hợp tệ hại nhất về đạo đức. Việc kiểm tra tổng thể về môi giới là cần thiết. "
Hệ thống lỏng lẻo
Nhưng Samsung Securities sẽ khó lòng lấy lại thanh danh của mình. Các quỹ hưu trí khác được cho là đang xem xét việc ngừng giao dịch với nhà môi giới này. Ngày 9.4, ông Kim Dong-yeon, Bộ trưởng Tài chính, nói với một nhóm các phóng viên rằng Samsung Securities cần tiến hành rà soát kỹ lưỡng hệ thống nội bộ "lỏng lẻo" của mình.
Đối với nhà nghiên cứu Hwang, vụ việc này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sai phạm/nhầm lẫn ban đầu, tư cách đạo đức kém của nhân viên bán ra cổ phiếu, và một lỗ hổng trong hệ thống kiếm soát khiến vụ việc trên có thể xảy ra. Vụ việc này cũng làm dấy lên lời kêu gọi xem xét về quy trình thực hiện các giao dịch tại các công ty môi giới chứng khoán ở Hàn Quốc.
Ông Hwang nói: "Chúng tôi không thể loại trừ khả năng một số nhà đầu tư sẽ rời khỏi thị trường. Sự tin tưởng vào thị trường chứng khoán đã bị huỷ hoại nghiêm trọng".
Nguồn Bloomberg