Thứ Tư | 27/11/2013 21:33

Sự ảm đạm của thị trường có liên quan đến giá trị đồng yên hiện tại

Goldman Sachs cho rằng các quỹ đầu tư ở châu Á vẫn có xu hướng đầu tư vào Ấn Độ và Đông Nam Á.
Các nhà phân tích có thể có cái nhìn lạc quan với Hàn Quốc và Đài Loan khi họ được hưởng lợi từ sự phục hồi toàn cầu, nhưng sự lạc quan đó không dành cho thị trường chứng khoán của 2 nước này, nguyên do đến từ Nhật Bản”.

Tình hình Hàn Quốc và Đài Loan đã chuyển sang dấu hiệu tích cực rõ ràng khi các nhà phân tích thấy rằng các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu này sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh cải thiện tiêu dùng tại các quốc gia phát triển. Tuần trước, Goldman Sachs nâng mức đánh giá về tỷ lệ đầu tư của Đài Loan ở trạng thái “quá mức” và mức đánh giá đó cũng đang dành cho Hàn Quốc.

Nhưng trong khi các nhà phân tích đang thể hiện cái nhìn tích cực, thật khó để nói lên sự lạc quan đó thông qua chỉ số chứng khoán của các nứơc này. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc chỉ tăng khoảng 1% trong năm nay và Chỉ số Taiex của Đài Loan chỉ tăng khoảng 8%; không khác biệt nhiều so với năm 2010.

Ngược lại, một thị trường đầu tư quá mức khác là Nhật Bản lại tăng gần 50% trong năm nay. Stephen Sheung – Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại công ty quản lý tài sản cá nhân SHK nói rằng :”Đó là do yếu tó tiền tệ”. Ông ta nhấn mạnh thêm :” Đồng yên đã suy yếu đáng kể từ đầu năm nay, 1 đô la Mỹ bây giờ mua hơn 101 yên, so với khoảng 86 yên trong đầu tháng Giêng.

Hàn Quốc và Đài Loan là hai quốc gia giống với Nhật Bản về lợi thế xuất khẩu các sản phẩm thay thế. Ông Sheung nói “ bất chấp sự thành công của công ty điện tử SamSung với các ứng dụng tốt, người tiêu dùng vẫn có sự ưa thích với hàng hóa Nhật”.

Khi đồng yên suy yếu , các quỹ đầu tư vào Hàn Quốc và Đài Loan giảm bớt. Theo số liệu từ Jefferies, từ đầu năm nay đến ngày 20 tháng 11 , các nhà đầu tư nước ngoài đã rót khoảng 4,6 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ của Hàn Quốc và 6,6 tỷ USD vào các quỹ Đài Loan. Nhưng điều này là rất nhỏ so với 17,6 tỷ USD các nhà đầu tư nước ngoài đẩy vào các quỹ tương hỗ của Ấn Độ so với cùng kỳ,mặc dù các nhà phân tích đã chuyển sang cái nhìn tiêu cực đối với Ấn Độ trong bối cảnh lo ngại về bế tắc chính trị của nước này cũng như thâm hụt tài khoản vãng lai và lạm phát cao.

Goldman Sachs cho rằng các quỹ ở châu Á vẫn có xu hướng đầu tư về phía Nam, với sự gia tăng đầu tư quá mức vào Ấn Độ và Đông Nam Á, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan vẫn ở dưới mức đầu tư cần thiết.

Ed Rogers –tại Công tyTư vấn đầu tư Rogers với khoảng 1 tỷ USD tài sản thuộc quyền quản lý nói :” sự hồi sinh của sản xuất trong nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản là giảm dòng vốn đầu tư vào các thị trường như Hàn Quốc và Đài Loan”." Cho đến nay ,Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất ở châu Á và do đó là nước hưởng lợi nhiều nhất từ của các dòng vốn đầu tư". Ông hy vọng Nhật Bản sẽ đạt được lợi tức cao từ các dòng vốn đầu tư nước ngoài.Theo số liệu từ Jefferies, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ khoảng 126,5 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ của Nhật Bản trong năm nay.

Rogers cũng tin vào sự giảm giá của đồng yên đang làm giảm sức hấp dẫn của kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và Đài Loan , đặc biệt là khi so sánh với các dòng sản phẩm tương đồng với thương hiệu nhà sản xuất Nhật Bản. Ngoài ra, máy móc sản xuất của Nhật Bản đa dạng hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Ông cho rằng Nhật Bản là nơi của câu chuyện thú vị nhất châu Á năm 2014.

Nhưng ông cũng lưu ý: “Nhật Bản sẽ tăng thuế gia trị gia tăng vào tháng Tư năm tới ,điều này đang gây áp lực với nền kinh tế và có khả năng tạo sức ép nới lỏng tiền tệ hơn nữa của Ngân hàng TW Nhật Bản “.

Nguồn CNBC


Sự kiện