S&P và Moody's xếp hạng tín nhiệm như thế nào?
Sự khác biệt giữa hai hãng xếp hạng tín dụng này có thể được xác định dựa trên cách thức xếp hạng. Đối với S&P, cơ sở xếp hạng chính là khả năng phá sản. Những yếu tố khác như thời gian đối tượng được xếp hạng (công ty, ngân hàng hoặc quốc gia) tiếp tục trong tình trạng phá sản hay cách thức tình trạng phá sản được giải quyết không được S&P sử dụng là cơ sở xếp hạng. Quan trọng nhất, S&P không quan tâm tới giá trị phục hồi - là lượng tiền mà các nhà đầu tư nhận được sau khi đối tượng được xếp hạng bị phá sản.
Moody's, thì ngược lại, không quan tâm đến xác suất bị phá sản mà dựa vào mức lỗ dự kiến để xếp hạng. Xác suất phá sản chỉ là một phần trong tổng lỗ dự kiến, song sau đó Moody's còn phải chú ý tới cả những hậu quả và tác động nếu và khi đối tượng được xếp hạng phá sản.
Sự khác biệt, khi áp dụng phương pháp của Moody's vào xếp hạng tín dụng Mỹ, là rất lớn. Hiếm ai nghi ngờ khả năng trả nợ của nước Mỹ, và nếu như nước Mỹ chẳng may phải tuyên bố phá sản khi không đủ khả năng thanh toán nợ trái phiếu, thì sự phá sản đó cũng chỉ mang tính tạm thời. Những người nắm giữ trái phiếu sẽ được nhận đầy đủ tiền trong vòng vài tuần, thậm chí là vài ngày.
Ngược lại, đối với một số loại nợ theo tỉ lệ cố định (CPDO) phức tạp, nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng số tiền đã bỏ ra để mua chúng về nếu chẳng may đối tượng được xếp hạng bị phá sản hoàn toàn.
Có một ví dụ để làm rõ điều này, giả sử nhà đầu tư A mua trái phiếu kho bạc Mỹ trong năm 2006, với xếp hạng là AAA, trong khi nhà đầu tư B mua CPDO, cũng với xếp hạng AAA. Cả hai đều được xếp hạng tín dụng tương đương nhau, nhưng trái phiếu kho bạc sẽ an toàn hơn, và do đó cũng có lợi suất thấp hơn.
Vì sao trái phiếu kho bạc Mỹ lại an toàn hơn? Bởi khi mua trái phiếu, nhà đầu tư A cũng đồng thời bỏ ra một khoản tiền để mua bảo hiểm thanh toán, và anh ta biết rằng các nhà đầu tư khác cũng sẵn sàng để mua số trái phiếu này, thậm chí ngay cả khi Mỹ bị phá sản. Bên cạnh đó, cũng cần phải biết rằng, trong số tiền mua trái phiếu, luôn có một khoản bảo hiểm nho nhỏ đảm bảo giá trị phục hồi của trái phiếu kho bạc nếu chẳng may nước Mỹ vỡ nợ, và điều đó được đảm bảo gần như 100%: nếu Mỹ phá sản, nhà đầu tư A chắc chắn sẽ được hoàn trả đầu đủ số tiền mà họ đã bỏ ra.
Trong khi đó, nhà đầu tư B thì ngược lại, nếu đối tượng bán CPDO cho anh ta bị phá sản, anh ta sẽ không được nhận lại số tiền đã bỏ ra, thậm chí còn có nguy cơ mất trắng. Tất cả những lý do trên chính là lý do chính đáng giải thích vì sao nhà đầu A sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn nhằm mua trái phiếu so với nhà đầu tư B.
Tuy nhiên, S&P lại bỏ qua mất điều quan trọng này, hãng Reuters nhận định. S&P không tự đặt mình vào vị trí của một công ty tư vấn đầu tư, và hãng cũng không biết được trái phiếu nào tốt để mua cũng như trái phiếu nào nên bán. "Tất cả những gì S&P cố gắng làm là chăm chăm nhìn vào khả năng vỡ nợ của đối tượng để đánh giá xếp hạng tín dụng", hãng Reuters nhận xét.
Moody's, ngược lại, đánh giá trái phiếu là một trong những công cụ đầu tư, và cố gắng xây dựng cơ sở xếp hạng của mình dựa trên khả năng các nhà đầu tư có thể nhận lại số tiền mình đã bỏ ra nếu đối tượng xếp hạng bị vỡ nợ.
"Trái phiếu kho bạc cùng trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn sẽ là sự lựa chọn số một của các nhà đầu tư toàn cầu..." |
Hãng Reuters cũng cho rằng S&P đang cố gắng nói với các nhà đầu tư rằng xếp hạng của họ không phải là một tín hiệu thị trường, mà việc hạ xếp hạng chỉ là dấu hiệu cảnh báo các nhà đầu tư nên bán ra số nợ mà họ đang nắm giữ. Trong khi đó, Moody's thì thực tế hơn khi chủ yếu dẫn dắt các nhà đầu tư nhận biết trái phiếu nào nên mua và không nên mua.
Nếu Mỹ bị Moody's hạ xếp hạng, đó sẽ là gợi ý để các nhà đầu tư tìm kiếm các loại trái phiếu hoặc các khoản tín dụng an toàn hơn tại thị trường khác, chẳng hạn như Anh hoặc Pháp. Do đó, việc S&P hạ xếp hạng của Moody's không phải là tín hiệu đánh giá trị trường Mỹ và do đó nó không thể gây ra một sự hoang mang cho các nhà đầu tư, Reuters khẳng định.
Một vấn đề khác trong xếp hạng của S&P đó là chúng tương quan với chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions) hơn là với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát hoặc nợ.
Hãng Reuters cho rằng vỡ nợ chủ quyền của một quốc gia là một hiện tượng chính trị chứ không phải kinh tế. Một điển hình đó chính là Ecuador, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ kinh tế vĩ mô, quốc gia Nam Mỹ này nên được xếp hạng đầu tư. Do đó, có thể thấy đánh giá xếp hạng tín dụng chính là đánh giá sự sẵn sàng thanh toán nợ của một quốc gia chứ không phải khả năng trả nợ của quốc gia đó.
Mặc dù vậy, cả S&P và Moody's cũng có một điểm chung, đó là cả hai cơ quan xếp hạng đều không bao giờ khuyên các nhà đầu tư nên theo thuyết bất khả tri trong trường hợp phải lựa chọn hai quốc gia có cũng xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, họ cũng rất thận trọng khi đưa ra quyết định xếp hạng tín dụng. Thông thường cả hai thường đưa ra cảnh báo trước một vài ngày hoặc vài tuần trước khi quyết định hạ xếp hạng. Cách làm này giúp họ không mắc sai lầm lớn, đồng thời giúp các quốc gia có cơ hội để ngăn chặn bị hạ xếp hạng. Trong khi đó, thị trường lại luôn chờ đợi một quyết định tức thời.
Nguồn Reuters, VFPress/Khampha