S&P: Ngân hàng châu Á có thể đáp ứng Basel III trong 2013
Theo S&P, các ngân hàng ở đây sẽ áp dụng các quy tắc mới trước tiên trên thế giới sau khi Mỹ hoãn thực hiện quy định này và châu Âu vẫn đang thảo luận dự thảo cuối cùng về Basel III.
Chuyên gia phân tích tín dụng của S&P Naoko Nemoto nhấn mạnh, quy định mới về vốn dự trữ của ngân hàng châu Á-Thái Bình Dương thậm chí sẽ nghiêm ngặt hơn nhiều nước khác. Tuy nhiên, ông Nemoto cho rằng, các ngân hàng ở những hệ thống phát triển cao như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì hay nâng tỷ lệ vốn dự trữ để theo kịp tốc độ phát triển tài sản rủi ro. S&P ước tính, đến 2029, các ngân hàng lớn ở 2 nước này vẫn có thể thiếu tới 100 tỷ USD.
Trong khi đó, ngân hàng ở Nhật Bản và Đài Loan cần cải thiện khả năng sinh lợi nhuận và huy động vốn để đáp ứng chuẩn Basel III.
Basel III buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.
Năm 2010, các nước G20 nhất trí nên bắt đầu áp dụng Basel III từ ngày 1/1/2013 và triển khai đầy đủ vào năm 2019.
Theo thỏa thuận mới do Ủy ban ngân hàng Basel, các ngân hàng phải dự trữ đủ tài sản và các tài sản như chứng khoán, trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp phải có tính thanh khoản cao nhằm dự phòng cho ngân hàng khả năng đối phó khủng hoảng thị trường trong tương lai. Quy định mới cũng cho phép các ngân hàng thời hạn đến năm 2019 để tuân thủ đầy đủ yêu cầu mới về vốn.
Nguồn Reuters/Khampha