S&P 500 giảm nhiều nhất 1 tháng do lo ngại về khủng hoảng châu Âu
Chỉ số Dow Jones giảm phiên thứ 4 liên tiếp, giảm 115,30 điểm, tương đương 0,88% xuống 13.057,46 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,27 điểm, tương đương 0,66% xuống 3.053,40 điểm.
Khối lượng giao dịch phiên ngày 23/8 khoảng 5,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn 16% so với trung bình 3 tháng.
Barry James, chủ tịch James Investment Research ở Xenia, Ohio nhận định châu Âu vẫn là nhân tố quan trọng thời điển hiện tại, và các lãnh đạo khu vực vẫn chưa thực sự chạm tới những vấn đề gốc rễ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố châu Âu đang trong một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất, và con đường đi tới giải pháp còn "gian nan". Bà gặp tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 23/8 để tìm giải pháp chung cho Hy Lạp cũng như cả cuộc khủng hoảng. Tiếp sau, thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, sẽ gặp riêng từng vị lãnh đạo Đức, Pháp ngày 24,25/8.
Chứng khoán tiếp tục giảm sau khi Liên minh châu Âu (EU) cho biết tập trung vào chương trình cứu trợ các ngân hàng Tây Ban Nha và vẫn chưa nhận được yêu cầu cứu trợ toàn diện từ nước này. Trước đó, bộ trưởng tài chính Đức Wolfang Schaeuble tuyên bố cho Hy Lạp thêm thời gian đáp ứng nghĩa vụ nợ không thể giải quyết vấn đề của nước này, mà lại còn làm tăng chi phí cho các chủ nợ.
Các nhà đầu tư cũng tiếp tục theo dõi những tín hiệu chính sách tiền tệ trong tương lại. S&P 500 tăng 9,7% từ 1/6 nhờ dự đoán các ngân hàng trung ương toàn cầu hành động kích thích tăng trưởng. Hôm qua, chứng khoán hồi phục sau khi biên bản họp Ủy ban thị trường mở chỉ ra các biện pháp kích thích nhiều khả năng sớm được triển khai.
Tuy nhiên, hôm qua James Bullard, chủ thịch Fed Bank ở St. Louis cho rằng biên bản họp tháng này không còn liên quan vì kinh tế Mỹ đang cải thiện trong tháng quả. Trong khi đó, chủ tịch Fed ở Chicago nói rằng Trung Quốc nới lỏng chính sách có thể hỗ trợ tăng trưởng khắp thế giới gồm cả Trung Quốc, và tiếp tục kêu gọi kích thích thêm ở Mỹ.
Doanh số nhà mới Mỹ tăng nhiều hơn dự đoán trong tháng 7 lên 372.000 căn so với dự đoán 365.000 căn. Trong khi đó, số đơn trợ cấp thất nghiệp tuần trước tăng lên cao nhất 1 tháng, cho thấy thị trường lao động vẫn không mấy cải thiện.
Tại Trung Quốc, báo cáo của HSBC chỉ ra sản xuất nước này sẽ giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 8, chỉ ra kinh tế Trung Quốc cần kích thích thêm để đảm bảo tăng trưởng. Chỉ số quản lý mua hàng PMI Trung Quốc sơ bộ tháng 8 là 47,8, thấp nhất từ tháng 10/2011 và là tháng thứ 10 chỉ số dưới mốc 50 phân biệt tăng trưởng và suy giảm sản xuất.
Nguồn Bloomberg/Khampha