S&P 500 giảm mạnh nhất hơn 2 tháng
Chỉ số Dow Jones giảm 1,6% xuống16.170,22 điểm.
Tại New York, chỉ số NasdaqComposite giảm 3,1%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2011.
Có khoảng 7,4 tỷ cổ phiếu được giaodịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn 6,4% so với mức trung bình 3 tháng. Cổ phiếu của tất cả 10 lĩnh vực lớncủa chỉ số S&P 500 đều giảm với cổ phiếu của các công ty trong công nghiệp,hàng hóa, tiêu dùng, tài chính, y tế và công nghệ giảm hơn 1,3%.
Chỉ số biến động VIX – đo biến độngcủa chứng khoán Mỹ - tăng 15% lên15,89 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 3/2.
Ngoài ra, chỉ số Russell 2000 – theodõi cổ phiếu của các công ty nhỏ - giảm 2,8%. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăngvới lợi suất của trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 2,65%.
Ba đợt kích thích của Cục Dự trữLiên bang Mỹ (Fed) và mức lãi suất cận 0 đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,đẩy chỉ số S&P 500 tăng lên 180% so với năm 2009.
Báo cáo của chính phủ công bố ngày10/4 cho thấy, tuần trước, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấpnhất trong 7 năm, phản ánh những bước tiến trong thị trường lao động. Ngày 4/4,chính phủ cho biết, các công ty đã đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng trong tháng 3và tỷ lệ thất nghiệp không đổi ở 6,7%.
Số liệu kinh tế công bố vào tuầntrước cũng tăng cường lạc quan của thị trường rằng, nền kinh tế Mỹ đang thoátkhỏi ảnh hưởng của thời tiết mùa đông khắc nghiệt và xây dựng đà tăng trưởngtrong quý 2.
Phiên giao dịch mở đầu ngày hôm nay,giá hợp đồng giao dịch chứng khoán có kỳ hạn giảm xuống sau khi Trung Quốc côngbố hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 3 bất ngờ suy yếu, gia tăng lo ngại vềsuy thoái kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết sẽ tung ra nhiều chính sáchhỗ trợ tăng trưởng hơn nữa và tránh các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽhơn.
Nguồn Gafin/ Bloomberg