Làn sóng vỡ nợ của các doanh nghiệp diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ảnh: Fox Businesses.
Số công ty vỡ nợ tại Mỹ tăng gấp đôi so với năm 2022
Cục Dự trữ Liên bang (Fed) báo hiệu sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát. Theo nhận định của hãng tin CNBC, điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ tăng cao trong nhiều tháng tới.
Trên thực tế, tỉ lệ công ty vỡ nợ tại Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 5. Các doanh nghiệp chật vật khi triển vọng kinh tế bấp bênh, lãi suất tăng cao còn chi phí tái cấp vốn thì trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết.
Lãi suất cao là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ vỡ nợ tăng mạnh tại Mỹ. Ảnh: CNBC. |
Theo số liệu của Moody’s Investors Services, kể từ đầu năm đến nay, Mỹ ghi nhận 41 trường hợp vỡ nợ doanh nghiệp, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia phân tích nhận định lãi suất tăng cao chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến làn sóng vỡ nợ này. Các doanh nghiệp muốn gia tăng thanh khoản hoặc cần khoản thêm vay để trả nợ đều đang đối mặt với tình trạng lãi suất vay vốn tăng cao.
Những con số “gấp đôi”
“Dòng vốn đang trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều. Trong suốt 15 năm qua, trung bình chi phí vay nợ thường rơi vào khoảng 4-6% nhưng giờ đây, con số lên đến 9-13%”, ông Mohsin Meghji, nhà sáng lập M3 Partners, cho biết.
Ông Meghji nói thêm công ty chuyên tư vấn tái cấu trúc nợ của ông đã rất bận rộn vào quý IV/2022 khi lượng khách hàng tăng đột biến. Mặc dù đã có nhiều công ty bị ảnh hưởng tài chính những tháng gần đây, nhưng theo ông Meghji, những doanh nghiệp vững vàng về tài chính cũng có thể gặp khó khăn từ việc lãi suất tăng cao trong thời gian tới.
Theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence, từ 1/1/2023 đến 22/6/2023 đã có 324 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản, gần bằng con số 374 doanh nghiệp của cả năm 2022. Đặc biệt, 4 tháng đầu năm 2023 đã chứng kiến 230 trường hợp doanh nghiệp xin phá sản. Đây là mức cao nhất kể từ 2010.
Trong tháng 5/2023, Envision Healthcare, Công ty Chăm sóc Sức khỏe tại Mỹ, đã nộp đơn xin phá sản khi vẫn đang nợ hơn 7 tỉ USD. Đây là vụ phá sản lớn nhất được ghi nhận trong tháng.
Một vài cái tên khác nằm trong danh sách phá sản kể từ đầu năm đến nay có thể kể đến là Monitronics International, ngân hàng Silicon Valley (SVB), chuỗi bán lẻ Bed Bath & Beyond và chuỗi thể thao Diamond Sports.
Làn sóng vỡ nợ ở đa lĩnh vực
Moody’s dự báo cho đến cuối năm nay, tỉ lệ vỡ nợ trên toàn cầu sẽ tăng lên 4,6%, cao hơn mức trung bình của những năm gần đây là 4,1%. Ước tính đến tháng 4/2024, tỉ lệ này sẽ đạt đỉnh 5% trước khi quay đầu giảm.
Theo các chuyên gia, tình trạng vỡ nợ đã xảy ra tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này phản ánh rõ rằng các doanh nghiệp Mỹ đang ở trong một môi trường tài chính cực kỳ lỏng lẻo. Bất cứ công ty nào cũng có thể bước vào thị trường nợ mà không gặp bất cứ trở ngại hay khâu kiểm duyệt nào. Đây chính là lý do cho sự gia tăng nhanh chóng của làn sóng vỡ nợ.
Bà Sharon Ou, Phó Chủ tịch Moody’s nhận định làn sóng vỡ nợ không tập trung ở một ngành nghề cụ thể nào. Thay vào đó, có khá nhiều trường hợp vỡ nợ ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể thấy, các vụ vỡ nợ đều phụ thuộc vào đòn bẩy thị trường và tính thanh khoản.
Dẫu vậy, bức tranh kinh tế vĩ mô cũng có nhiều dấu hiệu bất lợi cho các doanh nghiệp hiện nay. Tăng trưởng kinh tế suy yếu trong khi lãi suất tăng cao và lạm phát vẫn còn dai dẳng khiến các công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro. Những ngành nghề mang tính chu kỳ thì bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu vì bất ổn kinh tế.
Có thể bạn quan tâm:
Các hãng xe điện Trung Quốc "đổ bộ" Thái Lan
Nguồn CNBC