Thứ Bảy | 06/04/2013 09:38

Slovenia sẽ tiếp bước Síp rơi vào khủng hoảng?

Slovenia và Síp có điểm chung là phải tái cơ cấu vốn các ngân hàng lớn nhất và hai nước này đều không có tiền để thực hiện điều đó.
Việc tư nhân hoá các ngân hàng của chính phủ Slovenia khiến các khoản vay ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh doanh và chính trị. Đồng thời khiến đất nước này dần rơi vào trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (eurozone).

Một loạt những khối căn hộ chưa hoàn thành ở khu tổ hợp Siska ngoại ô Ljubliana là điển hình những khó khăn của Slovenia, cũng giống như nhiều vùng lân cận hoang vắng tại khu vực phía nam đang chìm trong nợ của châu Âu - minh chứng cho những vấn đề kinh tế phức tạp tại lục địa rộng lớn này.

833 căn hộ đa phần không có người ở là hậu quả của sự bùng nổ bất động sản khiến cho thị trường đổ vỡ và rơi vào suy thoái sâu hơn. Bên cạnh đó, Vegrad một công ty được dẫn dắt bởi một chính trị gia cũng lên kế hoạch xây dựng một khách sạn nhưng sau đó rơi vào bế tắc. Với tình trạng này, Slovenia buộc phải tìm kiếm cứu trợ bù đắp vào lỗ hổng tài chính cũng như Síp từng làm trong tháng trước.

Mỗi quốc gia có nhiều cách giải quyết khác nhau nhưng cả Slovenia và Síp có điểm chung là cả hai đều cần tái cơ cấu vốn các ngân hàng lớn nhất nhưng họ không có tiền để thực hiện điều đó.

Slovenia chỉ là một nhà nước từ chối bán hầu hết hệ thống ngân hàng nhà nước của mình sau sự sụp đổ của hàng loạt quốc gia Đông Âu sau Liên Xô. Vì vậy hiện nay những người nộp thuế phải thanh toán hoá đơn cứu các ngân hàng sau nhiều năm ảnh hưởng chính trị và quản lý yếu kém, nợ xấu của các ngân hàng hiện tương đương tới 1/5 quy mô nền kinh tế.

Giáo sư kinh tế Joze Damijan, Bộ trưởng Phát triển của Slovenia năm 2006 cho biết sở hữu nhà nước có nghĩa là nhiều cá nhân và các công ty nhận được sự đối đãi đặc biệt từ các ngân hàng bởi mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và quản lý các ngân hàng.

Trong trường hợp của dự án Siska, công ty Vegrad đã vay tiền từ các ngân hàng Slovenia, nợ ngân hàng lớn nhất Nova Ljublijanska Banka 107,8 triệu euro và sau đó vỡ nợ. Giám đốc điều hành Vegrad là Hilda Tovsak - cựu quan chức cấp cao trong đảng Dân chủ Thiên chúa giáo bảo thủ vay được khoản tiền lớn từ các ngân hàng là nhờ các mối quan hệ rộng.

Nguồn Reuters/Dân Việt


Sự kiện