Thứ Ba | 30/04/2013 17:06

Slovenia khó thoát khỏi việc tìm kiếm cứu trợ từ EU?

Ước tính chi phí để cứu các ngân hàng Slovenia có thể tương đương 20% GDP nước này, con số không hề nhỏ với quốc gia nhỏ bé chỉ 2 triệu dân.
Slovenia, quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ đầu tiên trong khu vực đồng tiền chung euro (eurozone), đang đối mặt với vấn đề nan giải điển hình: liệu có nên bảo vệ chủ nợ của các ngân hàng lớn.

Thiệt hại từ các khoản cho vay tăng lên, kết quả từ thị trường nhà đất sụp đổ và cuộc suy thoái thứ hai trong 2 năm, đã để lại khoản lỗ khoảng 7,5 tỷ euro (9,8 tỷ USD) trong các ngân hàng tại Slovenia, ngân hàng đầu tư Keefe Bruyette & Woods (KWB) ước tính. Con số này là rất lớn so với một nền kinh tế 35 tỷ euro. Một gói cứu trợ ngân hàng có thể đẩy nợ của nước này lên trên 70% sản lượng nền kinh tế.

Ngay cả sau khi bán nợ thành công 2 tuần trước, Slovenia có thể vẫn cần hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, và những người nắm giữ trái phiếu ngân hàng, gồm hầu hết là các chủ nợ cấp cao nhất, có thể buộc phải chịu lỗ, Raoul Ruparel - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Open Europe nhận định.

Gói cứu trợ, thứ hai tại eurozone sau gói dành cho Síp, đe dọa gây chia rẽ trong liên minh tiền tệ bởi giữ chi phí vay của các nền kinh tế yếu kém ở mức cao hơn.

Theo ông Ruparel, điều này không phải là không thể, nhưng không chắc liệu Slovenia có thể xoay xở để tái cấu trúc ngân hàng mà không có tiền cứu trợ từ EU. "Và khi nó trở thành các nguồn tài trợ chính tức, các điều kiện rất có thể sẽ bao gồm cứu trợ cho các chủ nợ, đặc biệt bởi các ngân hàng đang là vấn đề chính".

Slovenia đang cố gắng tránh theo bước Síp trở thành quốc gia thứ 6 sử dụng đồng euro yêu cầu cứu trợ. Việc bán được 1,1 tỷ euro trái phiếu 18 tháng giúp chính phủ nước này thoải mái hơn. Lợi suất trái phiếu bằng USD của Slovenia đến hạn 10/2022 đã giảm 58 điểm cơ bản xuống 5,67% kể từ đợt chào bán ngày 17/4. Tuy nhiên, chi phí "dọn dẹp" các ngân hàng nước này có thể buộc Slovenia phải gia nhập nhóm tìm kiếm cứu trợ như Ireland, Tây Ban Nha, Hy Lạp và tương tự như Síp buộc phải đẩy thiệt hại cho các chủ nợ.

Chính phủ Slovenia đã bơm khoảng 1 tỷ euro vào 3 ngân hàng lớn nhất nước này kể từ năm 2008, theo một đối tác điều hành tại Capital Genetics. Các ngân hàng Slovenia sẽ cần thêm 900 triệu euro từ nay tới cuối tháng 7, chính phủ nước này cho biết trong một báo cáo tuần trước.

Ba ngân hàng lớn nhất là Nova Ljubljanska Banka d.d., Nova Kreditna Banka Maribor d.d. và Abanka Vipa d.d. đang thuộc sở hữu hoặc được kiểm soát bởi chính phủ và chiếm gần một nửa hệ thống tài chính Slovenia. Các ngân hàng này mua các khoản nợ công khi các nhà đầu tư nước ngoài tránh xa. Khoảng 79% trái phiếu bán trong năm nay trước đợt chào bán lớn gần đây được các nhà đầu tư địa phương mua, theo số liệu của bộ Tài chính Slovenia. Tỷ lệ của đợt chào bán gần đây nhất là 71%.

Trong khi đó, nợ chính phủ tăng hơn gấp đôi kể từ 2008, một phần bởi việc bơm tiền cứu các ngân hàng. Những dòng tiền đối ứng đã tăng cường liên kết giữa nợ công và khả năng thanh toán của các hàng, điều các ngân hàng khu vực đồng euro cam kết phá vỡ vào năm ngoái.

Chính phủ Slovenia đã cam kết sẽ thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng của các nhà điều hành trước, bao gồm tạo ra các ngân hàng hàng xấu để chuyển khoảng 4 tỷ euro các khoản nợ chưa thanh toán ra khỏi các ngân hàng và tái cấp vốn cho chúng.

Các khoản nợ quá hạn chiếm khoảng 20% tổng số nợ, và có thể tăng lên 27%, KBW ước tính. Khoảng 90% các khoản nợ xấu là do các ngân hàng địa phương nắm giữ, với tỷ lệ nợ xấu có thể lên tới 34%.

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Sự kiện